banner
logo-white

Nhanh chóng- Chủ động thời gian

Liên hệ hệ ngay QUEEN HOSPITAL!
call_now

Điện thoại: 028 3865 2225

Những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường và cách phòng ngừa

sale

sale

09/01/2024

Chia sẻ:

Căn bệnh nguy hiểm này là nỗi lo ngại của tất cả mọi người, từ trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai đến người cao tuổi. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, sẽ khó điều trị và để lại những biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, các biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường hay bệnh tiểu đường (tên tiếng Anh: Diabetes), là tình trạng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường vì cơ thể giảm tiết insulin hoặc đề kháng insulin hoặc cả hai. Đường huyết vượt ngưỡng thận sẽ làm xuất hiện đường niệu (xuất hiện đường trong nước tiểu).

Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan như mắt, thần kinh, thận, tim, mạch máu, da, v.v.

Bệnh đái tháo đường phân loại thành:

  • Đái tháo đường type 1: Có sự phá hủy tế bào beta tụy gây giảm tiết dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.
  • Đái tháo đường type 2: Cơ thể đề kháng insulin hoặc giảm tiết insulin của tế bào beta tụy.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Xuất hiện khi mang thai ở tuần 24-28 của thai kỳ.
  • Ngoài ra, còn có các dạng đái tháo đường do nguyên nhân khác: Đái tháo đường sơ sinh, đái tháo đường do sử dụng glucocorticoid, đái tháo đường do bệnh tụy ngoại tiết (viêm tụy cấp), do bệnh nội tiết (bệnh to đầu chi, biến chứng cushing).

Triệu chứng của người bị đái tháo đường

Ở người bệnh bị đái tháo đường type 1, nhiều triệu chứng xuất hiện để nhận biết. Người bị đái tháo đường type 2 có tình trạng bệnh diễn tiến âm ỉ, ít có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng nhưng không rầm rộ. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh sớm là cực kỳ quan trọng. Một số dấu hiệu để bạn có thể nhận biết như:

  • Thường xuyên tiểu đêm.
  • Luôn cảm thấy khát nước, cơn khát tăng dần.
  • Thị lực suy giảm, nhìn mờ.
  • Các vết thương, vết loét thường lâu lành, dễ nhiễm trùng.
  • Mệt mỏi, luôn thấy đói kể cả khi đang ăn, ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân (đái tháo đường type 1).
  • Da khô, ngứa ran, tê bì tay hoặc chân, chuột rút về đêm (đái tháo đường type 2).
  • Nam giới có thể giảm ham muốn tình dục hoặc rối loạn cương dương.
  • Nữ giới có thể mắc nhiễm trùng tiết niệu, bị viêm âm đạo hoặc rối loạn kinh nguyệt.
  • Người cao tuổi dễ bị lú lẫn, hoặc ngã do chóng mặt, mất nước.
  • Đái tháo đường thai kỳ ít triệu chứng, thường được phát hiện khi làm xét nghiệm tầm soát.

Nguyên nhân gây đái tháo đường

1. Nguyên nhân gây đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 đa phần xuất hiện ở trẻ em, vị thành niên (dưới 30 tuổi), một số ít khởi phát muộn ở người lớn. Nguyên nhân gây nên đái tháo đường type 1 là do tế bào beta tuyến tụy bị phá huỷ dẫn đến không sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin. Khi cơ thể thiếu insulin, lượng đường sẽ tích tụ trong máu thay vì di chuyển vào tế bào.

Tế bào beta tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin, thường sẽ bị tấn công hoặc phá huỷ bởi:

  • Các gen nhạy cảm di truyền: gen trong phức hợp hòa hợp mô chính (MHC)
  • Kháng thể tự kháng nguyên: glutamic acid decarboxylase, proinsulin,…
  • Phơi nhiễm với vài loại virus như: rubella virus, coxsackievirus, cytomegalovirus, retroviruses, Epstein-Barr virus.
  • Chế độ ăn: trẻ bị phơi nhiễm với sữa bò hoặc sữa protein beta casein, nước uống chứa nitrat cao…

2. Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2

Ở người bị đái tháo đường type 2, cơ thể xuất hiện tình trạng đề kháng insulin, nồng độ insulin trong máu cao và tăng đường huyết ở giai đoạn sớm. Đến giai đoạn muộn, cơ thể bị rối loạn chức năng tế bào beta tuyến tụy, suy giảm sản xuất insulin làm lượng đường huyết tăng cao trầm trọng và kèm giảm nồng độ insulin trong máu. Đa phần người lớn thường khởi phát đái tháo đường type 2. Thời gian gần đây, bệnh phổ biến hơn ở trẻ em béo phì.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2 là:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường. Yếu tố di truyền khá cao ở người gốc Mỹ da đỏ, gốc Á, gốc Phi.
  • Bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử bệnh bản thân từng mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Sinh non và cân nặng sơ sinh thấp.
  • Người ít vận động.
  • Đảo tuỵ tích tụ polipeptit amyloid (một loại protein được tiết ra khi có insulin).
  • Người bị rối loạn dung nạp đường.

3. Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ

Khi phụ nữ mang thai, nhau thai tiết ra các hormon làm rối loạn sản xuất insulin, gây rối loạn chuyển hóa đường vào tế bào, làm đường tích tụ trong máu tăng cao. Trong thời gian mang thai bị thừa cân hoặc bị rối loạn dung nạp đường cũng gây đái tháo đường thai kỳ.

4. Một số nguyên nhân khác

  • Bệnh đái tháo đường đơn nguyên do khiếm khuyết di truyền làm rối loạn chức năng tế bào beta, suy giảm tiết insulin.
  • Bệnh lý ảnh hưởng chức năng tiết insulin của tuyến tụy như viêm tụy, xơ nang, huyết sắc tố, hội chứng Cushing, …
  • Một số loại thuốc như glucocorticoid, thuốc ức chế protease, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần, thuốc ức chế miễn dịch.

Các biến chứng đái tháo đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng, dẫn đến cơ thể bị rối loạn chuyển hoá các chất, và gặp một số vấn đề sức khỏe trầm trọng, ảnh hưởng tới tim mạch, mắt, thần kinh,… Dưới đây là các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm cần biết:

1. Biến chứng ở mắt

Đa số người mắc đái tháo đường sẽ dễ bị một số bệnh về mắt mà điển hình là bệnh võng mạc đái tháo đường. Sự phình mao mạch võng mạc dẫn đến tăng sinh mạch máu võng mạc, phù hoàng điểm. Sau đó, người bệnh có thể bong thuỷ tinh thể, bong võng mạc, dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù loà.  

Đục thuỷ tinh thể (cườm khô): Đục thuỷ tinh thể thường gặp ở người bệnh đái tháo đường, thường xảy ra sớm hơn so với người bình thường, diễn tiến nhanh, thường bị cả hai mắt.

2. Biến chứng tim mạch

Lượng đường trong máu tăng cao liên tục, khiến cholesterol cũng cao, dẫn đến huyết áp cao, gây nhiều biến chứng tim mạch. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường. Một số bệnh tim mạch do đái tháo đường đó là:

  • Bệnh động mạch ngoại biên (xơ vữa động mạch chi dưới) gây thiếu máu cục bộ.
  • Bệnh cơ tim (rối loạn nguyên phát của cơ tim).
  • Bệnh suy tim (rối loạn chức năng bơm máu của tim) gây mệt mỏi, khó thở, sung huyết.
  • Xơ vữa động mạch gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

3. Biến chứng về thận

Đái tháo đường gây tổn thương những mạch máu nhỏ tại thận, tăng áp lực cầu thận, khiến suy giảm chức năng thận, thận hoạt động kém, xơ cứng cầu thận. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp hội chứng thận hư hoặc suy thận.

4. Biến chứng về thần kinh

Đái tháo đường gây nên thiếu máu thần kinh, thần kinh bị tổn thương và suy giảm chức năng, gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng như:

  • Bệnh đa dây thần kinh đối xứng (với các biến đổi sợi nhỏ và lớn)
  • Bệnh thần kinh tự chủ
  • Bệnh lý rễ dây thần kinh
  • Bệnh Alzheimer

Ngoài ra, đái tháo đường còn gây nên các bệnh lý thần kinh ngoại biên ở các chi, đặc biệt là ở chi dưới (bàn chân). Người bệnh có thể bị ngứa ran, đau tê, chuột rút, mất cảm giác. Thậm chí, nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm trùng nghiêm trọng, phải cắt cụt chi dưới.

5. Biến chứng ở da

Người mắc đái tháo đường dễ bị suy giảm khả năng hồi phục da, mắc các bệnh da liễu từ nhẹ đến nặng. Điển hình như các bệnh da liễu nhẹ: ngứa ngáy, mụn nhọt, xuất hiện u vàng gây ngứa, viêm mủ da, u hạt màu đỏ hình vòng. Một số biến chứng ở da nặng như: nhiễm trùng nấm da, xơ cứng, bạch biến, viêm mô bào (loét bàn chân), hoại tử da.

Cách phòng ngừa đái tháo đường

Đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ cao hơn type 1, có thể phòng ngừa bằng một số cách sau đây:

  • Chế độ ăn uống khoa học
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.
  • Giảm lượng carbohydrate tinh chế như đường và các loại thực phẩm ngọt.
  • Giảm thực phẩm chứa chất béo bão hòa, giàu protein như thịt đỏ, mỡ động vật, bơ động vật,…
  • Sử dụng thực phẩm thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Ví dụ như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, hạnh nhân, hạt lanh, đậu phộng, hạt bí ngô, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,…

  • Lối sống lành mạnh
  • Duy trì cân nặng tiêu chuẩn, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, thức uống có cồn.
  • Tập thể dục thường xuyên, vận động hợp lý.

  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, nhất là trước và sau khi ăn.
  • Kiểm soát những bệnh lý nền có thể là yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu.

Tin tức

Bạn nên đọc

Chúng tôi tích cực và cống hiến những thông tin về sức khỏe, hoạt động QUEEN HOSPITAL đến cộng đồng.

labelGiải pháp hạn chế kháng thuốc trong dịch COVID-19
sale

sale

21/02/2024

Giải pháp hạn chế kháng thuốc trong dịch COVID-19

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay đã có nhiều các thông tin sai lệch xung quanh cách phòng và điều trị căn bệnh này, trong đó cho rằng, kháng sinh có thể trị được COVID-19 dẫn tới việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Xem
labelKhuyến cáo cho người bệnh thận trong dịch COVID
sale

sale

21/02/2024

Khuyến cáo cho người bệnh thận trong dịch COVID

Nhiễm COVID-19 là những thách thức với tất cả mọi người nhưng đối với người mắc bệnh thận đặc biệt ở bệnh nhân lọc máu thì vấn đề đáng lo ngại hơn những người bình thường khác.

Xem
label09 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID người dân cần biết
sale

sale

21/02/2024

09 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID người dân cần biết

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh

Xem
labelVắc xin cúm influvac 0.5ml (Hà Lan) phòng cúm
sale

sale

21/02/2024

Vắc xin cúm influvac 0.5ml (Hà Lan) phòng cúm

Vắc xin cúm Influvac 0.5ml được sản xuất bởi công ty dược Abbott của Hà Lan. Một hộp vắc xin influvac có 1 hoặc 10 bơm tiêm được nạp sẵn 0,5ml vắc xin dạng hỗn dịch để tiêm. Thành phần của vắc xin được điều chỉnh hàng năm dựa vào khuyến cáo của Tổ ch

Xem
labelMấy ngày thì sẽ có triệu chứng nhiễm Covid-19 ?
sale

sale

21/02/2024

Mấy ngày thì sẽ có triệu chứng nhiễm Covid-19 ?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), các triệu chứng Covid-19 thường xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi một người bị nhiễm vi rút.

Xem
labelNhận biết triệu chứng bị mắc COVID theo từng ngày
sale

sale

21/02/2024

Nhận biết triệu chứng bị mắc COVID theo từng ngày

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những triệu chứng mắc COVID theo từng ngày để bạn có thêm thông tin nhận biết bệnh. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau 2-14 ngày từ khi nhiễm virus Sars-CoV-2.

Xem

Mọi thắc mắc của bạn!

Queen Hospital sẽ gọi tư vấn miễn phí hoàn toàn cho bạn.
img-consult

Gọi điện tư vấn!

QUEEN HOSPITAL sẽ gọi tự vấn bạn sớm nhất có thể

* Dịch vụ hoàn toàn miễn phí