banner
logo-white

Nhanh chóng- Chủ động thời gian

Liên hệ hệ ngay QUEEN HOSPITAL!
call_now

Điện thoại: 028 3865 2225

Giải pháp hạn chế kháng thuốc trong dịch COVID-19

sale

sale

21/02/2024

Chia sẻ:

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay đã có nhiều các thông tin sai lệch xung quanh cách phòng và điều trị căn bệnh này, trong đó cho rằng, kháng sinh có thể trị được COVID-19 dẫn tới việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn đang kháng lại nhiều loại kháng sinh. Hình ảnh minh họa.

Mối đe dọa kháng kháng sinh thời COVID-19

Trong một thông cáo báo chí của WHO cho biết, tỷ lệ kháng kháng sinh (AMR) cao trong số các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh tiêu chảy. Tình trạng này báo động nguy cơ thế giới đang dần hết cách hiệu quả để điều trị các loại bệnh này. Tại 33 quốc gia ghi nhận báo cáo, tỷ lệ kháng với ciprofloxacin, một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, dao động từ 8.4% đến 92.9%.

Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng do việc sử dụng không hợp lý thuốc kháng sinh trong đại dịch COVID-19. Trong khi chỉ có một phần nhỏ bệnh nhân COVID-19 cần tới kháng sinh để điều trị việc nhiễm khuẩn.

Chúng ta đều biết, COVID-19 là do SARS-CoV-2 gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Mặc dù một số bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị bằng kháng sinh, nhưng đó là biện pháp dùng để điều trị các nhiễm trùng cơ hội hay còn gọi là biến chứng do nhiễm khuẩn bội nhiễm. Nhưng các trường hợp này, việc dùng kháng sinh phải được khuyến nghị bởi các thầy thuốc, dựa trên tình trạng bệnh tật của bệnh nhân tại bệnh viện.

Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được nghiên cứu và sẽ được kiểm tra thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang giúp đẩy nhanh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc, vaccine phòng ngừa và điều trị COVID-19. WHO cũng đã ban hành hướng dẫn không sử dụng liệu pháp kháng sinh hoặc điều trị dự phòng cho bệnh nhân mắc COVID -19 nhẹ hoặc bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh COVID -19 trừ khi có một chỉ định lâm sàng phải sử dụng kháng sinh để điều trị.

Thế giới cần chung tay giám sát sử dụng kháng sinh

Khi đại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh mẽ các quốc gia thế giới, trong buổi họp trực tuyến tháng 6/2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: Thế giới đang mất khả năng sử dụng các loại thuốc kháng sinh cực kỳ quan trọng”.

Cũng trong buổi họp này, ông Tedros cho rằng: Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng việc sử dụng kháng sinh. Điều này sẽ gây ra tỷ lệ kháng kháng sinh (AMR) cao hơn.

Gọi mối đe dọa của tình trạng kháng kháng sinh là “một trong những thách thức cấp bách nhất của thời đại”, ông Tedros kêu gọi thế giới tìm ra những mô hình mới để khuyến khích đổi mới bền vững trong vấn đề này nhằm bảo vệ những thành quả y tế đã đạt được trong thế kỷ trước và bảo đảm một tương lai an toàn.

WHO đã thực hiện chương trình báo cáo Hệ thống giám sát sử dụng và kháng kháng sinh toàn cầu (GLASS) vào năm 2018. Khi đó, mới chỉ có 729 khu vực ở 22 quốc gia tham gia vào hệ thống giám sát này. Hàng năm, số lượng các quốc gia tham gia hệ thống khảo sát đã tăng lên theo cấp số nhân. Chỉ trong 3 năm, GLASS hiện đã tổng hợp dữ liệu từ hơn 64.000 địa điểm giám sát với hơn 2 triệu bệnh nhân ở 66 quốc gia trên toàn thế giới.

TS. Balkhy – trợ lý Tổng giám đốc WHO về vấn đề kháng kháng sinh, cho hay: “Hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng kháng sinh trong đại dịch COVID-19 sẽ giúp các quốc gia vượt qua COVID-19 hiệu quả và ngăn chặn sự xuất hiện AMR”.

TS.Balkhy cho rằng phải tăng cường hợp tác và đối tác toàn cầu, bao gồm giữa khu vực công và tư nhân để cung cấp các khuyến khích tài chính và phi tài chính nhằm phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19 một cách đặc hiệu. Những người bị nhiễm virus cần được cách ly chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị các triệu chứng và những người bị bệnh nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu vẫn là biện pháp đang được thế giới áp dụng để “đối phó” với căn bệnh này.

Tin tức

Bạn nên đọc

Chúng tôi tích cực và cống hiến những thông tin về sức khỏe, hoạt động QUEEN HOSPITAL đến cộng đồng.

labelGiải pháp hạn chế kháng thuốc trong dịch COVID-19
sale

sale

21/02/2024

Giải pháp hạn chế kháng thuốc trong dịch COVID-19

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay đã có nhiều các thông tin sai lệch xung quanh cách phòng và điều trị căn bệnh này, trong đó cho rằng, kháng sinh có thể trị được COVID-19 dẫn tới việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Xem
labelKhuyến cáo cho người bệnh thận trong dịch COVID
sale

sale

21/02/2024

Khuyến cáo cho người bệnh thận trong dịch COVID

Nhiễm COVID-19 là những thách thức với tất cả mọi người nhưng đối với người mắc bệnh thận đặc biệt ở bệnh nhân lọc máu thì vấn đề đáng lo ngại hơn những người bình thường khác.

Xem
label09 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID người dân cần biết
sale

sale

21/02/2024

09 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID người dân cần biết

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh

Xem
labelVắc xin cúm influvac 0.5ml (Hà Lan) phòng cúm
sale

sale

21/02/2024

Vắc xin cúm influvac 0.5ml (Hà Lan) phòng cúm

Vắc xin cúm Influvac 0.5ml được sản xuất bởi công ty dược Abbott của Hà Lan. Một hộp vắc xin influvac có 1 hoặc 10 bơm tiêm được nạp sẵn 0,5ml vắc xin dạng hỗn dịch để tiêm. Thành phần của vắc xin được điều chỉnh hàng năm dựa vào khuyến cáo của Tổ ch

Xem
labelMấy ngày thì sẽ có triệu chứng nhiễm Covid-19 ?
sale

sale

21/02/2024

Mấy ngày thì sẽ có triệu chứng nhiễm Covid-19 ?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), các triệu chứng Covid-19 thường xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi một người bị nhiễm vi rút.

Xem
labelNhận biết triệu chứng bị mắc COVID theo từng ngày
sale

sale

21/02/2024

Nhận biết triệu chứng bị mắc COVID theo từng ngày

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những triệu chứng mắc COVID theo từng ngày để bạn có thêm thông tin nhận biết bệnh. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau 2-14 ngày từ khi nhiễm virus Sars-CoV-2.

Xem

Mọi thắc mắc của bạn!

Queen Hospital sẽ gọi tư vấn miễn phí hoàn toàn cho bạn.
img-consult

Gọi điện tư vấn!

QUEEN HOSPITAL sẽ gọi tự vấn bạn sớm nhất có thể

* Dịch vụ hoàn toàn miễn phí