banner
logo-white

Nhanh chóng- Chủ động thời gian

Liên hệ hệ ngay QUEEN HOSPITAL!
call_now

Điện thoại: 028 3865 2225

Người cơ địa bị dị ứng – Làm sao để biết mình có thể tiêm vắc xin COVID-19?

sale

sale

21/02/2024

Chia sẻ:

Mặc dù tỉ lệ dị ứng vắc xin do vắc xin rất thấp, nhưng nhiều người lo lắng liệu mình có bị dị ứng với vắc xin không, làm thế nào để nhận biết… Đây là băn khoăn của nhiều người, nhất là những người có cơ địa dị ứng.

di ung co dia tiem vac xin covid-19

Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia dị ứng PGS. TS. Hoàng Thị Lâm-Trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, bệnh viện E, Chủ tịch chi hội Dị ứng Miễn dịch Y học giấc ngủ về vấn đề này.

Không phải ai cũng dị ứng vắc xin

Theo PGS. TS. Hoàng Thị Lâm,  vắc xin cũng giống như các thuốc khác đều có tiềm năng gây dị ứng, và bất kỳ thành phần nào của vắc xin cũng có thể đóng vai trò là một dị nguyên.

Thành phần gây dị ứng trong vắc xin rất đa dạng, tùy từng loại vắc xin. Đó có thể là gelatin (có trong vắc xin sởi, rubela, thủy đậu…), có thể  là protein trứng (vắc xin sốt vàng, sởi, rubella, vaccine dại …),  protein sữa (bạch hầu, ho gà, uốn ván….). Một số chất bảo quản trong vắc xin như thimerosal, aluminum, và phenoxyethanol cũng có tiềm năng gây dị ứng. Kháng sinh, chất chống nấm sử dụng trong vắc xin hoặc là latex, nhưng cũng có thể là chính bản thân vắc xin, đều là những thành phần kháng nguyên dễ gây dị ứng. PEG và Polysorbate là hai thành phần có trong vắc xin ngừa COVID-19 cũng được liệt kê các dị nguyên tiềm năng.

PGS. TS. Hoàng Thị Lâm nhấn mạnh, tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng vắc xin, chỉ có những người có cơ địa dị ứng mới có nguy cơ dị ứng vắc xin. Những người có cơ địa dị ứng là những người bản thân hoặc có thành viên trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng vắc xin, hen phế quản, viêm mũi dị ứng v.v…

Những người có cơ địa dị ứng nhận biết khả năng dị ứng vắc xin của mình cách nào?

PGS. TS. Hoàng Thị Lâm cho biết, hiện nay, có rất nhiều phác đồ hướng dẫn cách tiếp cận và chẩn đoán dị ứng vắc xin ở những người có cơ địa dị ứng.

Với những người có cơ địa dị ứng cần có các cách tiếp cận thích hợp với từng đối tượng (cá thể hóa) bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thăm khám lâm sàng để nhận biết những người có nguy cơ dị ứng vắc xin.

Một số phòng xét nghiệm có thể xác định được mức kháng thể dị ứng với vắc xin, thông thường là kháng thể IgE đặc hiệu với vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin.  Test da với vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin cũng được sử dụng.

Đây là thủ thuật đơn giản dễ làm và rất có ý nghĩa trên lâm sàng. Có rất nhiều cách tiến hành test da với vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin nhưng các hướng dẫn gần đây đều cho rằng nên bắt đầu bằng test lẩy da với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin không pha loãng. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng nên pha loãng vắc xin khi thực hiện test lẩy da. Nếu test lẩy da âm tính cần thực hiện thêm test nội bì. Tùy từng vắc xin chúng ta có nồng độ pha loãng riêng biệt.

Tất cả các test này cần có test đối chứng để loại bỏ các trường hợp dương tính giả và âm tính giả. Test da cũng có thể gây phản ứng phản vệ, nên chỉ được thực hiện tại các đơn vị có trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc có chứng chỉ về việc thực hiện test này.

Ngoài test da chúng ta có thể thực hiện xét nghiệm IgE đặc hiệu với dị nguyên (vắc xin) như protein trứng, protein sữa, gelatin, latex và nấm mốc hoặc kháng sinh (thành phần của vaccine). Trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ dị ứng sẽ sử dụng test kích thích với vắc xin và/hoặc thành phần của vắc xin để chẩn đoán người bệnh có dị ứng với vắc xin hay không. Đây cũng là thủ thuật có tính nguy hiểm cao, nên chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Dị ứng hoặc các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa này.

Theo PGS. TS. Hoàng Thị Lâm người có cơ địa dị ứng cần có các cách tiếp cận thích hợp với từng đối tượng (cá thể hóa) bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin.

Cơ hội nào cho người dị ứng vắc xin?

Nếu test da, test kích thích và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm âm tính, cơ hội dị ứng vắc xin đó rất thấp. Nếu bất cứ một test nào nêu trên dương tính, cân nhắc thay thế vắc xin nếu có thể. Nếu không thể thay thế vắc xin, và người bệnh cần thiết phải tiêm vắc xin đó, cân nhắc tiêm vắc xin theo phác đồ liều tăng dần hay còn gọi là  giảm mẫn cảm với vắc xin . Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ Dị ứng tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện cấp cứu.

Với các phương pháp tiếp cận người bệnh nghi ngờ dị ứng vắc xin nêu trên của các bác sĩ dị ứng, người bệnh có cơ địa dị ứng đã được trao thêm cơ hội để tiêm vắc xin, góp phần nhanh chóng tạo nên miễn dịch cộng đồng, để đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Với những người có cơ địa dị ứng cần có các cách tiếp cận thích hợp với từng đối tượng (cá thể hóa) bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vắc xin.

Tin tức

Bạn nên đọc

Chúng tôi tích cực và cống hiến những thông tin về sức khỏe, hoạt động QUEEN HOSPITAL đến cộng đồng.

labelGiải pháp hạn chế kháng thuốc trong dịch COVID-19
sale

sale

21/02/2024

Giải pháp hạn chế kháng thuốc trong dịch COVID-19

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay đã có nhiều các thông tin sai lệch xung quanh cách phòng và điều trị căn bệnh này, trong đó cho rằng, kháng sinh có thể trị được COVID-19 dẫn tới việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Xem
labelKhuyến cáo cho người bệnh thận trong dịch COVID
sale

sale

21/02/2024

Khuyến cáo cho người bệnh thận trong dịch COVID

Nhiễm COVID-19 là những thách thức với tất cả mọi người nhưng đối với người mắc bệnh thận đặc biệt ở bệnh nhân lọc máu thì vấn đề đáng lo ngại hơn những người bình thường khác.

Xem
label09 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID người dân cần biết
sale

sale

21/02/2024

09 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID người dân cần biết

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh

Xem
labelVắc xin cúm influvac 0.5ml (Hà Lan) phòng cúm
sale

sale

21/02/2024

Vắc xin cúm influvac 0.5ml (Hà Lan) phòng cúm

Vắc xin cúm Influvac 0.5ml được sản xuất bởi công ty dược Abbott của Hà Lan. Một hộp vắc xin influvac có 1 hoặc 10 bơm tiêm được nạp sẵn 0,5ml vắc xin dạng hỗn dịch để tiêm. Thành phần của vắc xin được điều chỉnh hàng năm dựa vào khuyến cáo của Tổ ch

Xem
labelMấy ngày thì sẽ có triệu chứng nhiễm Covid-19 ?
sale

sale

21/02/2024

Mấy ngày thì sẽ có triệu chứng nhiễm Covid-19 ?

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), các triệu chứng Covid-19 thường xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi một người bị nhiễm vi rút.

Xem
labelNhận biết triệu chứng bị mắc COVID theo từng ngày
sale

sale

21/02/2024

Nhận biết triệu chứng bị mắc COVID theo từng ngày

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những triệu chứng mắc COVID theo từng ngày để bạn có thêm thông tin nhận biết bệnh. Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau 2-14 ngày từ khi nhiễm virus Sars-CoV-2.

Xem

Mọi thắc mắc của bạn!

Queen Hospital sẽ gọi tư vấn miễn phí hoàn toàn cho bạn.
img-consult

Gọi điện tư vấn!

QUEEN HOSPITAL sẽ gọi tự vấn bạn sớm nhất có thể

* Dịch vụ hoàn toàn miễn phí