Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường có 03 phương pháp là điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Trong đó, điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng vật lý trị liệu là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất, không rủi ro, không tác dụng phụ.
1. Tìm hiểu về cột sống và đĩa đệm:
Cột sống vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh vừa là trụ cột của cơ thể . Một cơ quan nhưng đảm nhiệm hai nhiệm vụ quan trọng. Trong quá trình phát triển của cơ thể đến độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi cột sống bắt đầu thoái hóa mức độ nhẹ, nặng hoặc trầm trọng phụ thuộc vào chất lượng sống, nghề nhiệp, công việc, vận động và luyện tập thể thao của mỗi người. Có khoảng 70% dân số bị đau thắt lưng 50% số đau thắt lưng đơn thuần do vận động sai tư thế , thoái hóa hoặc do luyện tập thể thao, 50% đau lưng do phình hoặc thoát vị đĩa đệm (TVĐ đệm) cột sống.
Cột sống bao gồm có 7 đốt sống cổ 12 đốt sống lưng 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 3 đến 5 đốt sống cùng cụt dính chặt vào nhau gữa hai thân đốt sống được nối với nhau bằng một đĩa đệm và hệ thống dây chằng vững chắc.
Đĩa đệm được cấu tạo ba thành phần: Nhân nhầy, vòng sợi sụn và các bản trong suốt rất đặc biệt các vòng sụn rất dẻo và có độ chun giãn rất cao ôm lấy nhau rất nhiều lớp hình elip ở giữa có một nhân nhầy. Do được cấu tạo đặc biệt như vậy nên khi có một lực nén, xoắn, vặn tác động lên thân đốt sống đĩa đệm phân tán lực đều khắp mặt đĩa đệm và triệt tiêu nó. Cột sống có tính chịu lực cao, dẻo và vận động về mọi hướng. Mô của đĩa đệm luôn chịu trọng tải và nhiều lực lớn phức hợp tác động lên, nên đĩa đệm mau chống thoái hóa các vòng sụn dòn nứt, sau một vận động sai tư thế, một lực tác động, nhân nhầy theo đó thoát ra ngoài gọi là Thoát vị nhân nhây đĩa đệm.
Nuôi dưỡng sụn đĩa đệm bằng dịch khớp, thông qua quá trình thẩm thấu. Thần kinh và mạch máu đến đĩa đệm rất nghèo nàn.
Dây chằng cột sống có dây chằng dọc trước,dây chằng dọc sau và dây chằng vàng ,dây chăng liên gai và ngang gai
Thoát vị đĩa đệm ( TVĐ đệm ) hoặc Phình đĩa đệm thường gây đau vùng thắt lưng có hội chứng chèn ép rễ thần kinh gây đau ra vùng mông xuống chân mà người bệnh được điều trị nội khoa không thấy đỡ hoặc có đỡ nhưng không đáng kể . Đau thần kinh tọa biểu hiện bằng đau từ thắt lưng, dọc theo mặt sau đùi, mặt bên cẳng chân lan tới gót hoặc bàn chân. Ngồi nhiều, làm việc nặng hoặc đi lại nhiều thì đau tăng lên, nằm nghỉ sẽ đỡ đau. Đôi khi ho, hắt hơi hoặc cười đau tăng, có cảm giác dị cảm ở chân Khoảng 90% các trường hợp đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Nếu khối thoát vị lớn chèn ép vào rễ thần kinh còn gây ra tê chân, yếu chân, đặc biệt là yếu bàn chân, dễ vấp ngã, có hội chứng đuôi ngựa có thể bị teo cơ, đại tiện, tiểu tiện khó.
2. Người ta chia các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ra làm 04 loại:
- Loại TVĐ đệm đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng mà không có đau thần kinh tọa (là loại chiếm tỉ lệ cao nhất).
- Loại TVĐ đệm đau thắt lưng đột ngột dữ dội (Loại cấp tính).
- Loại TVĐ đệm đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa cùng với tê , yếu cơ đau buốt xuống gót chân đến tận ngón chân (Đau lưng và đau chân )…
- Loại TVĐ đệm chỉ có tê hoặc yếu chân mà không có đau nhiều teo cơ, rối loạn tiểu tiện (TVĐ đệm mãn tính hoặc có hẹp ống sống tốn thương gây hội chứng đuôi ngựa).
3. Triệu chứng lâm sàng:
- Đau vùng thắt lưng cấp là triệu chứng thời kỳ đầu. Thời kỳ sau đau thắt lưng và đau chi dưới.
- Đau xuất phát từ thắt lưng và lan xuống phía sau và phía ngoài của đùi tới cẳng chân đau theo dọc đường đi của dây thần kinh Tọa.
- Giảm cảm giác hoặc dị cảm vùng thắt lưng, mông và đùi theo khoanh tủy (dermatomes).
- Teo cơ ở mông ,đùi và cẳng chân. Nhìn chung thoát vị đĩa đệm cấp hoăc mãn tính thường gây đau thần kinh tọa nghiêm trọng làm hạn chế chức năng vận động, giảm chức năng sinh hoạt.
4. Thông thường có ba phương pháp điều trị sau đây:
– Nội khoa: Dùng thuốc giảm đau, dãn cơ và các loại Vitamine nhóm B (Nhược điểm của phương pháp này là có thể gây chảy máu dạ dày, suy gan thận, rối loạn chuyển hóa khác) mà kết quả lại hạn chế .
– Điều trị bằng phương pháp Vật Lý Trị Liệu:
- Các phương pháp nhiệt có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như: Hồng ngoại , chườm ngải cứu, đắp Paraphin, Tắm ngâm suối bùn nóng .
- Các phương pháp điện trị liệu Như : Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, Tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau. Dòng xung điện có tắc dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Dòng Gavanic và Faradic làm tăng cường quà trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.
- Lasre làm mềm, giảm đau, chống viêm, tải tạo tổ chức.
- Siêu âm làm mềm tổ chức tốn thương xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng tải tạo tổ chức.
- Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số. Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh Thoát vị đĩa đệm / Thoái hóa đĩa đệm / Thoái hóa cột sống căn bản nhất vì mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén nhằm tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm tải tạo tổ chức. Tùy theo mức độ bệnh tật, tuổi tác thầy thuốc chuyên khoa VLTL – PHCN sẽ quyết định kể hoạch, phương pháp trị liệu thích hợp .
- Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống điều trị bảo tồn bằng phương pháp Vật lý trị liệu sẽ phục hồi tư 80- 90% sau 4 – 6 tuần trị liệu .
– Phẫu thuật: Áp dụng phẫu thuật khi điều trị Vật lý trị liệu kết hợp với Nội khoa bị thất bại bệnh nhân đau nhiều có hội chứng đuôi ngựa. Các phương pháp Như: Mổ hở, Mổ giảm áp bằng Lasre, Mổ đông cứng đĩa đệm bằng sóng Radio. Tất cả đều có rủi ro 50/ 50. Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào khối thoát vị, tuổi tác. Kết quả rất hạn chế thường thì tải phát đau từ 3 tháng đến 2 năm.
Trong ba phương pháp điều trị nêu trên trình bày thi phương pháp điều trị bằng Vật Lý trị Liệu là an toàn và hiệu quả nhất không rủi ro, không tác dụng phụ.