Viêm dạ dày là một trong những bệnh gặp phổ biến tại Việt Nam. Bệnh viêm dạ dày thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có mối liên hệ với Loét và làm tăng nguy cơ bị mắc Ung thư dạ dày. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả điều trị tốt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng Quý vị tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm dạ dày mạn tính.
1. Nguyên nhân gây bệnh Viêm dạ dày mạn tính
Có nhiều nguyên nhân khác nhau kích thích lớp niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn tới Viêm dạ dày mạn tính, trong đó điển hình là:
- Nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori, H. pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Viêm dạ dày mạn tính. Nếu bạn có vi khuẩn Hp trong người, bạn có nguy cơ cao bị Viêm dạ dày mạn tính.
- Nhiễm các loại virus làm suy giảm miễn dịch (Ví dụ như HIV)
- Sử dụng kéo dài một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Diclofenac…
- Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn.
- Bị mắc các bệnh khác, Ví dụ như suy thận.
- Stress tâm lý nặng kéo dài.
- Trào ngược dịch mật.
2. Những người có nguy cơ cao bị Viêm dạ dày mạn tính:
- Nếu bạn thường xuyên ăn quá nhiều đồ ăn béo, dầu, trái cây có vị chua và uống nhiều cà phê thì bạn cần thận trọng với các triệu chứng của bệnh Viêm dạ dày mạn tính. Tương tự như vậy, uống quá nhiều rượu trong thời gian kéo dài có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính.
- Lối sống căng thẳng hoặc bệnh trầm cảm làm gia tăng các cơn nóng giận có thể làm tăng acid trong dạ dày. Ngoài ra, hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh lý khác như bệnh Crohn, cũng làm tăng nguy cơ Viêm dạ dày mạn tính.
3. Triệu chứng
Bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có thể thấy các triệu chứng rõ, cũng có thể không thấy triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng thường gặp như sau:
- Đau bụng trên.
- Khó tiêu, đầy bụng.
- Buồn nôn, nôn.
- Ợ hơi.
- Sút cân đột ngột.
- Trong các trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu dạ dày và đi ngoài phân đen. Những trường hợp như vậy cần được cấp cứu kịp thời ở cơ sở chuyên khoa.
4. Chẩn đoán:
Thăm khám lâm sàng thông qua tiểu sử bệnh và triệu chứng bệnh kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Kiểm tra nhiễm khuẩn Hp
- Xét nghiệm phân để kiểm tra máu trong phân.
- Xét nghiệm máu.
- Nội soi dạ dày tá tràng.
- Điều trị
5. Thuốc điều trị:
Các thuốc được sử dụng trong điều trị Viêm dạ dày mạn tính chủ yếu là các thuốc làm giảm triệu chứng như giảm tiết acid dạ dày. Sử dụng phác đồ kháng sinh diệt vi khuẩn Hp khi xác định nguyên nhân gây bệnh là kháng sinh. Giảm hoặc dừng hẳn việc sử dụng thuốc Aspirin, các thuốc chống viêm giảm đau không corticoid như Ibuprofen, Diclofenac…để làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày.
6. Chế độ ăn uống:
Một chế độ ăn đơn giản giúp làm giảm kích ứng dạ dày. Các loại thực phẩm cần phải tránh:
- Đồ nướng, chiên, xào.
- Hoa quả họ chanh.
- Cà phê.
- Đồ uống có cồn.
- Các loại thực phẩm được khuyên dùng khi bị Viêm dạ dày mạn tính bao gồm những loại ít dầu, ít béo, không có caffeine:
- Tất cả các loại rau, củ, quả trừ các quả họ chanh.
- Sản phẩm sữa ít béo.
- Thịt lạc.
- Mỳ chế biến ít hoặc không có chất béo.
7. Phòng tránh:
- Kiểm soát nhiễm khuẩn Hp, nhất là trên đối tượng nguy cơ cao bị Viêm dạ dày mạn tính như tiền sử bị viêm loét dạ dày cấp và mạn tính có vi khuẩn Hp. Khi xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Hp cần điều trị triệt để và sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp thường xuyên để tránh bị tái nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Kiểm soát tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt: duy trì thói quen ăn cân bằng, sử dụng lượng chất béo hợp lý, không ăn nhiều đồ ăn kích thích dạ dày, không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn điều độ, tránh stress.