Thoái hóa khớp gối và loãng xương

thoai hoa khop goi và loang xuong
thoai hoa khop goi và loang xuong

Thoái hóa khớp gối và loãng xương là hai bệnh phổ biến mà hầu hết những người lớn tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Hai bệnh này đôi khi bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp Quý vị hiểu hơn và phân biệt được hai bệnh này.

thoai hoa khop goi và loang xuong
Hình ảnh thoái hóa khớp gối và loãng xương

Nhiều người có thể nhầm lẫn bệnh thoái hóa khớp gối (knee osteoarthritis) và loãng xương (osteoporosis), tuy nhiên, đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau:

  • Thoái hóa khớp gối: là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp, sụn bị thoái hóa làm cho khả năng đệm của khớp gối giảm đi, khiến cho xương bị chà xát vào nhau gây đau đớn, sưng, cứng khớp và giảm khả năng vận động của đầu gối.
  • Loãng xương: là một căn bệnh phổ biến do giảm mật độ xương, khiến xương trở nên yếu và dễ bị rạn, gãy, gây đau đớn, thay đổi tư thế và khó khăn khi di chuyển.
  • Tình trạng loãng xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thoái hóa khớp khiến quá trình này diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Khi phân biệt rõ hai bệnh lý thoái hóa khớp và loãng xương, bạn sẽ có thể phát hiện sớm và kịp thời ngăn ngừa các biến chứng.

1. Triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp và loãng xương

Thoái hóa khớp gối Loãng xương
Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối có thể bao gồm:

  • Đau hơn khi bạn hoạt động, nhưng cảm thấy tốt hơn một chút khi nghỉ ngơi
  • Sưng
  • Cảm giác ấm trong khớp
  • Cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngồi một lúc
  • Giảm khả năng vận động của đầu gối khiến cho việc ngồi vào và ra khỏi ghế hoặc xe hơi, sử dụng cầu thang hoặc đi bộ trở nên khó khăn
  • Nghe thấy tiếng kêu, âm thanh giống như rạn nứt khi đầu gối di chuyển
Loãng xương thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng sau nhiều năm, người bị loãng xương có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Đau lưng
  • Giảm chiều cao
  • Tư thế còng lưng
  • Đối với một số người, dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh loãng xương là bị gãy xương (thường ở cột sống hoặc hông).
  • Sau lần gãy xương đầu tiên, người bệnh có nhiều khả năng bị gãy xương lần nữa.

2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương

Thoái hóa khớp gối Loãng xương
Nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa khớp gối là tuổi tác. Tuy nhiên, một số yếu tố khác cũng đóng vai trò làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối ở độ tuổi sớm hơn.

Tuổi tác: khả năng hồi phục của sụn giảm đi theo thời gian.

Cân nặng: trọng lượng làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối.

Di truyền: một số đột biến di truyền có thể khiến một người có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn.

Giới tính: phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn nam giới.

Chấn thương: một số người làm công việc đòi hỏi vận động nhiều hay dễ chấn thương sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn.

Các bệnh khác: người bị viêm khớp dạng thấp, mắc một số rối loạn chuyển hóa như quá tải sắt hoặc thừa hormone tăng trưởng đều có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.

Nguyên nhân gây ra loãng xương vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên căn bệnh này tiến triển trong suốt cuộc đời mỗi người.

Cơ thể chúng ta thường xuyên phá vỡ xương cũ để tái tạo lại xương mới. Quá trình này được gọi là kiến tạo lại xương:

  • Giai đoạn ấu thơ: xương lớn dần và khỏe hơn. Khối lượng xương đạt cao nhất vào độ tuổi 30.
  • Giai đoạn trưởng thành: cơ thể sẽ tái tạo xương nhiều hơn phá vỡ xương.

Nhưng theo thời gian, quá trình kiến tạo xương thay đổi. Tỷ lệ tạo xương mới chậm dần khiến mật độ xương giảm nhanh chóng.

Khi tình trạng mất xương trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn tới loãng xương.

3. Liệu pháp điều trị thoái hóa khớp gối và loãng xương

Thoái hóa khớp gối Loãng xương
Các mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau và phục hồi vận động. Phác đồ điều trị điển hình thường bao gồm sự kết hợp của các liệu pháp điều trị dưới đây theo chỉ định của bác sĩ:

  • Giảm cân: giảm trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm đáng kể áp lực lên khớp gối và tình trạng đau do thoái hóa khớp gối.
  • Tập thể dục: tăng cường vận động cơ bắp xung quanh đầu gối làm cho khớp gối ổn định hơn và giảm đau.
  • Uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau (NSAIDs) như thuốc có hoạt chất, ibuprofen…
  • Tiêm thuốc: Tiêm corticosteroid (kháng viêm) hoặc axit hyaluronic (bôi trơn) vào đầu gối.
  • Phương pháp điều trị thay thế: kem thoa tại chỗ với capsaicin, châm cứu hoặc sử dụng glucosamine và chondroitin hoặc SAMe.
  • Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: giúp làm khỏe cơ, tăng độ linh hoạt cho khớp gối.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm: nội soi khớp, cắt xương và thay khớp gối.
Có nhiều phương pháp điều trị loãng xương ngăn chặn mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Người bị loãng xương cần bắt đầu bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống như:

  • Bỏ thuốc lá
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào chế độ ăn
  • Tập thể dục nhiều hơn
  • Một số người có thể cần đến các loại thuốc để làm chậm quá trình mất xương và giúp hỗ trợ quá trình tạo xương.

Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc bisphosphonate như alendronate (Binosto, Fosamax), ibandronate (Boniva), risedronate (Actonel, Atelvia) và axit zoledronic (Reclast)
  • Calcitonin (Fortical, Miacalcin)
  • Raloxifene (Evista)
  • Tiêm teriparatide (Forteo) hoặc PTH để tái tạo xương ở những phụ nữ có nguy cơ bị gãy xương cao.
  • Tiêm denosumab (Prolia) cho phụ nữ có nguy cơ gãy xương cao.

4. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương

Thoái hóa khớp gối Loãng xương
Dưới đây là các cách giúp bạn ngăn ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả.

1. Kiểm soát cân nặng: Chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể là đã có thể giảm tối đa áp lực lên gối, hông và lưng.

2. Tập thể dục: Bạn cần thực hiện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cơ và linh hoạt các khớp như đạp xe, bơi lội…

3. Tránh chấn thương: Hãy tìm cách phòng tránh chấn thương đầu gối khi luyện tập, chơi thể thao hoặc khi làm việc.

4. Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu omega 3 như cá béo, các loại hạt như quả óc chó, đậu tương, hạt lanh, dầu oliu và những thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích, sữa, ngũ cốc giàu vitamin D và trứng.

Những thói quen lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương.

1. Tập thể dục: tập thể dục giúp xương và cơ khỏe mạnh. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, nhảy… giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối rất tốt.

Bạn nên tập thể dục đều đặn ít nhất 3-4 lần mỗi tuần với cường độ vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

2. Bổ sung canxi: Các thực phẩm giàu canxi:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Cá đóng hộp như cá hồi và cá mòi
  • Các loại rau lá xanh đậm, như cải xoăn, húng quế và súp lơ
  • Bạn có thể bổ sung canxi qua các sản phẩm bổ sung canxi dạng cốm, viên hoặc tiêm với liều lượng phù hợp.

3. Bổ sung vitamin D: Bạn cần tăng cường tắm nắng vào sáng sớm và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, các loại cá béo như cá hồi, sữa, ngũ cốc.

Mặc dù thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh khác nhau, song lại đều liên quan đến sức khỏe xương khớp. Nếu duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thường xuyên, bạn sẽ có thể ngăn ngừa được cả hai căn bệnh này!

Lời kết

Nếu bạn có câu hỏi nào về bệnh thoái hóa khớp và loãng xương cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ Tổng đài của PKĐK, cty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được Tư vấn MIỄN PHÍ – (028) 38652225

Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu đăng ký khám và điều trị bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, xin vui lòng đăng ký trước để được PGS. TS. BS Vũ Đình Hùng – Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP. HCM kiêm phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam trực tiếp thăm khám, điều trị.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *