Thoái hóa khớp gối có chữa được không ?

thoai hoa khop goi chua thoai hoa khop goi
thoai hoa khop goi chua thoai hoa khop goi

Thoái hóa khớp gối có chữa được không là điều quan tâm chung của tất cả những người đang bị thoái hóa khớp gối – một bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên trở nên. Để giải đáp thắc mắc này, mời Quý vị theo dõi nội dung dưới đây.

khop goi binh thuong va khop goi bi thoai hoa
Hình ảnh minh họa khớp gối bình thương và khớp gối bị thoái hóa

Thoái hóa khớp gối là gì ?

Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng hư hỏng phần sụn và đĩa đệm giữa hai xương đầu gối do quá trình lão hóa khớp kéo dài. Bệnh gây ra các cơn đau đớn cấp, mãn tính, cản trở vận động của người bệnh và gây ra nhiều biến chứng.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối xuất phát từ 2 yếu tố sau:

– Nguyên nhân nguyên phát: bao gồm những yếu tố phát triển từ giai đoạn đầu gây bệnh thoái hóa khớp gối. Cụ thể:

  • Sự lão hóa: con người ở lứa tuổi càng cao thì tình trạng sụn khớp gối bị bào mòn càng nghiêm trọng dẫn đến khả năng chịu lực và đàn hồi giảm sút.
  • Yếu tố nội tiết : Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị suy giảm, làm hạn chế khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.

Nguyên nhân thứ phát: là nhóm nguyên nhân thoái hóa khớp gối phát sinh do những thay đổi khách quan gây ra tổn thương cho khớp gối. Bao gồm:

  • Chấn thương: Khi con người gặp tai nạn, lao động quá sức hoặc tập thể thao sai cách sẽ gây ra thoái hóa khớp gối do những tổn thương cho dây chằng, gân hoặc dịch bao quanh khớp gối.
  • Tiền sử phẫu thuật: những tổn thương sau phẫu thuật (cắt sụn chêm, nối gân..) vùng đầu gối dẫn tới sự biến đổi sinh lý, hình thái xương khớp và cũng là nguyên nhân thoái hóa khớp gối không thể bỏ qua.

Các cách chữa thoái hóa khớp gối hiện nay

– Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y

  • Bài thuốc uống: cỏ xước, thiên niên kiện, lá lốt… sắc uống hàng ngày giúp kháng viêm và đẩy lùi dấu hiệu thoái hóa khớp gối.
  • Bài thuốc đắp: ngải cứu, xương rồng, muối… dùng để đắp trực tiếp lên vùng khớp gối bị đau.
  • Chữa thoái hóa khớp gối bằng châm cứu: có tác dụng giảm đau và tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tại khớp gối.
  • Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng thủy châm: dùng kim châm vào các huyệt, phối hợp với tác dụng dược lý của thuốc có tác dụng bổ gân xương và giảm đau tức thì.
  • Bấm huyệt xoa bóp: giúp các mạch máu ở người bệnh thoái hóa khớp gối được lưu thông và dây chằng được giãn nở, làm chậm quá trình thoái hóa.

– Chữa thoái hóa khớp gối bằng Tây y

  • Thuốc Tây: Thuốc tây chữa bệnh thoái hóa khớp gối bao gồm các thuốc giảm đau như: paracetamol hoặc paracetamol kết hợp codein. Một số trường hợp, thuốc chống viêm không steroid hoặc dùng corticoid tiêm trực tiếp vào khớp mang lại hiệu quả tương đối khả quan.
  • Phương pháp chữa thoái hóa khớp gối khác: Chiếu đèn hồng ngoại, chiếu thấu nhiệt vi sóng, sóng siêu âm… có tác dụng làm lành tổn thương sâu bên trong khớp gối.
  • Phẫu thuật: Trường hợp khớp gối bị thoái hóa nặng, bệnh nhân có thể chữa bằng nội soi khớp để cắt hoạt mạc viêm hoặc phẫu thuật thay khớp gối

Thoái hóa khớp gối có chữa được không ?

Thực tế, chữa thoái hóa khớp gối khỏi hoàn toàn không phải là điều đơn giản, do đây là vấn đề lão hóa tự nhiên. Ngay cả cách thay khớp gối nhân tạo của Tây y cũng không phải là cách chữa bệnh tối ưu bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí tốn kém.

Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, bên cạnh việc điều trị bằng những phương pháp trên, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp bệnh nhân ổn định và giảm đau khớp gối trong thời gian dài.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

– Nên ăn gì?

  • Các loại cá: Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…. giàu acid béo omega 3, một loại chất kháng viêm hiệu quả.
  • Nước hầm xương: xương ống, sụn bò, sườn bê… cung cấp nhiều glucosamin và chondroitin, có lợi cho quá trình cấu thành sụn.
  • Bị thoái hóa khớp gối nên ăn trái cây: đu đủ, dứa, chanh, cam…. chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C giúp tăng cường độ dẻo dai cho các khớp.
  • Ngũ cốc: Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn nhiều đậu nành, đậu tương, đậu đỏ…. tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt cho xương.

– Nên kiêng gì?

  • Thức ăn chế biến sẵn: mì tôm, khoai tây chiên, xúc xích… làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối và tăng cân.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: bánh ngọt, kẹo, chè… cản trở việc hấp thu canxi nuôi dưỡng khớp.
  • Ăn mặn: thừa muối khiến xương giòn và dễ gãy.
  • Chất kích thích: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần tránh xa rượu, bia, thuốc lá… cản trở quá trình hấp thu vitamin và canxi của xương khớp.

Nguồn: TH

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *