Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị thoái hóa khớp gối. Do đó, trong thời gian vừa qua, chuyên khoa cơ xương khớp – Phòng khám đa khoa Thánh Mẫu đã nhận được nhiều email hỏi về chế độ ăn uống để tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin chia sẻ tới Quý vị những lời khuyên sau.
Nhắc lại về thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. Thường gặp nhất là tình trạng thoái hóa khớp gối do vị trí khớp này luôn phải chịu áp lực để cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời khi không thể đi lại được.
Các dấu hiệu thường gặp của thoái hóa khớp gối
- Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.
- Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau sẽ tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng.
- Khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu.
- Khớp gối có thể bị sưng to.
- Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.
Bị thoái hóa khớp gối ăn gì tốt ?
- Ngũ cốc, rau xanh: người bệnh nên thêm đầy đủ các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh vào bữa ăn hằng ngày. Đây đều là những loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt, hiện nay, các nhà khoa học còn khám phá ra công dụng tuyệt vời của hỗn hợp bơ và đậu nành trong việc chữa trị thoái hóa khớp gối. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy các chất trong bơ và đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh sưởng collagen – một thành phần protein chính trong sụn, gân, xương.
- Trái cây: Đu đủ, dứa, chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C, đây là những hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các khớp.
- Các loại cá nước lạnh: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích là những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3, đây là một loại chất kháng viêm hiệu quả. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá trong 1 tuần.
- Nước hầm xương ống: các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều glucosamin và chonroitin, đây là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Đồng thời, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, tốt cho hệ xương khớp.
- Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bổ sung luân phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm (như gà, vịt), tôm, cua để chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng.
Bên cạnh thiết lập cho bản thân chế độ dinh dưỡng khoa học tốt cho khớp gối, người bệnh đừng quên tránh xa các loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên hoặc nướng
- Các loại thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt
- Đồ uống có cồn như bia rượu, thuốc lá, cà phê,…
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về bệnh thoái hóa khớp háng. Nếu bạn có câu hỏi nào về bệnh thoái hóa khớp gối cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ Tổng đài của PKĐK, cty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được Tư vấn MIỄN PHÍ – (028) 38652225
Đặc biệt, nếu Quý vị có nhu cầu khám và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, xin vui lòng đăng ký trước để được PGS. TS. BS Vũ Đình Hùng – Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP. HCM kiêm phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam trực tiếp thăm khám, điều trị.