Tật ngón tay cò súng là một bệnh không hiếm gặp, xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tật ngón tay cò súng làm cho người bệnh khó khăn trong việc co duỗi ngón tay, thậm chí không thể co duỗi ngón tay, làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc và thẩm mỹ của người bệnh. Tật ngón tay cò súng, nếu điều trị sớm sẽ không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, thời điểm nào là sớm? Mời Quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu.
1. Tật ngón tay cò súng là gì?
Ngón tay cò súng (hay còn gọi là ngón tay lò xo, ngón tay bật) là tình trạng giới hạn cử động ngón tay. Nguyên nhân của bệnh lý này là do sự xơ dính giữa gân gấp ngón và ròng rọc giữ gân gấp, làm gân gấp bị dính vào ròng rọc không giãn được và ngón tay không duỗi được.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật ngón tay cò súng
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật này mà bạn có thể không nhận ra:
- Nếu là phụ nữ, bạn có nguy cơ bị ngón tay cò súng cao hơn so với nam giới;
- Những người ở độ tuổi 40–60 thường bị ngón tay cò súng;
- Nếu gặp phải một số biến chứng do bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp dạng thấp thì bạn có nguy cơ bị ngón tay cò súng cao hơn;
- Thường xuyên thực hiện các hoạt động làm căng bàn tay, chẳng hạn như gõ hoặc sử dụng các dụng cụ có liên quan.
3. Điều trị bệnh ngón tay cò súng như thế nào?
Việc điều trị ngón tay cò súng phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật và thời gian bị bệnh lâu hay mới. Nếu điều trị ngay từ giai đoạn mới phát hiện triệu chứng, việc điều trị sẽ đơn giản hơn.
3.1. Những trường hợp bệnh đã tiến triển nặng (khó khăn khi duỗi, gập ngón tay hoặc không thể tự duỗi, gập ngón tay)
Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể có các chỉ định điều trị sau:
- Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
- Chích kháng viêm giảm đau, chích trực tiếp vào bao gân gập thường rất hiệu quả nếu như điều trị sớm.
- Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu. Người bệnh thực hiện xong có thể về nhà, không cần nằm viện
3.2. Đối với những trường hợp bệnh còn nhẹ (hơi khó khăn khi duỗi, gập ngón tay hoặc lúc có lúc không) thì có thể thực hiện những cách sau:
- Nghỉ ngơi: nếu công việc hiện tại đang làm là nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể tạm dừng công việc trong vòng 4 đến 6 tuần, hoặc giảm thời gian làm việc với bàn tay đó. Nếu không thể tạm dừng công việc, giảm bớt công việc hoặc tình trạng bệnh không bớt, người bệnh cần đi điều trị ngay.
- Tránh ít nhất 3 đến 4 tuần, không nên cầm nắm chặt, không nên làm những máy rung.
- Tập vật lý trị liệu: Đây là phương pháp nắn chỉnh xương khớp, được gọi là kỹ thuật giải phóng hoạt động (ART) và kỹ thuật Graston. Các nghiên cứu về nắn chỉnh xương khớp cho thấy các phương pháp điều trị này rất hiệu quả cho tật ngón tay cò súng. Nắn xương khớp giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả hơn mà không cần sử dụng các thủ thuật xâm lấn. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu để được tư vấn và có biện pháp xử lý tận gốc tật ngón tay cò súng.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về tật ngón tay cò súng và các phương pháo điều trị, nếu Quý vị có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý ngón tay cò súng, xin vui lòng liên hệ với Tổng đài từ vấn của chuyên khoa ngoại thuộc Phòng khám đa khoa, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu: (028) 38652225 – Tổng đài viên sẽ kết nối Quý bạn đọc tới bác sĩ chuyên khoa ngoại để tư vấn về phương pháp điều trị cũng như giải đáp mọi thắc mắc của Quý bạn đọc.
Phòng khám đa khoa – Công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu
- Địa chỉ: 118 Bành Văn Trân, P.7, Q.Tân Bình, Tp.HCM
- ĐT: (028) 22305639 – (028) 38652225
- Email: contacts@benhvienthanhmau.com – dathen@benhvienthanhmau.com