Nếu bạn có các triệu chứng như: chóng mặt, quay cuồng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, buồn nôn… thì rất có thể bạn đã bị rối loạn tiền đình. Cụ thể như thế nào, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.

1. Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8, hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn…
Xét về nguyên nhân, rối loạn tiền đình gồm 2 dạng khác nhau: Rối loạn tiền đình ngoại biên và Rối loạn tiền đình trung ương
Để hiểu hơn về bệnh rối loạn tiền đình, mời bạn tìm hiểu thêm [TẠI ĐÂY]
2. Rối loạn tiền đình có triệu chứng như thế nào?
Rối loạn tiền đình gồm 2 dạng khác nhau là Rối loạn tiền đình ngoại biên và Rối loạn tiền đình trung ương. Hai dạng rối loạn tiền đình này cũng có những triệu chứng đặc trưng khác nhau:
2.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên
- Dạng rối loạn tiền đình này chiếm tới 90 – 95% các trường hợp mắc bệnh.
- Rối loạn tiền đình ngoại biên có biểu hiện đặc trưng là các cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được và thay đổi từ nằm sang ngồi được.
- Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung… Tình trạng này hay xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi lâu trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính sẽ khiến vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền.
2.2. Rối loạn tiền đình trung ương
- Rối loạn chức năng tiền đình trung ương rất thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não.
- Rối loạn tiền đình trung ương khiến người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Tình trạng này là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch…
- Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi nên bệnh nhân thường không chú ý. Tuy nhiên, thời gian sau khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bị bệnh sẽ thấy đi đứng không vững, choáng váng khi thay đổi tư thế, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng…
Nếu các triệu chứng của rối loạn tiền đình xuất hiện kèm theo các hiện tượng sau thì người bệnh cần được đến gặp bác sĩ ngay vì nó cảnh báo các bệnh lý nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh:
- Sốt cao trên 38 độ C;
- Đau nhức đầu đột ngột;
- Giảm hoặc mất thị lực;
- Nói khó;
- Mất thính giác;
- Không thể định hướng không gian hoặc thời gian;
- Mất ý thức;
- Run rẩy chân tay;
- Tê đầu ngón chân, ngón tay;
- Chao đảo, dễ té ngã;
- Nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, đau tức ngực,…
3. Tránh nhầm lẫn thiếu máu não với rối loạn tiền đình
Có một thực tế không thể phủ nhận là rất nhiều người nhầm lẫn rối loạn tiền đình với thiếu máu não vì hai bệnh này có những biểu hiện tương đối giống nhau như: chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, nhức đầu,… Tuy nhiên đây lại là hai bệnh không hề giống nhau vì chúng khác nhau vì căn nguyên gây bệnh.
– Thiếu máu não (rối loạn tuần hoàn não)
- Đây là trạng thái lượng máu đến nuôi não bị suy giảm, chủ yếu gây ra bởi các bệnh mạn tính như: suy thận mạn, bệnh van tim, xơ cứng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp,…
- Ngoài ra, các yếu tố như: béo phì, thuốc lá, stress, rượu bia, ít vận động,… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Rối loạn tiền đình
- Nói một cách đơn giản thì đây là trạng thái mất cân bằng về tư thế nên người bệnh cảm thấy bị chóng mặt, buồn nôn, ù tai, lảo đảo, khó chịu, đi đứng khó khăn.
Nói tóm lại, thiếu máu não là một trong những yếu tố gây nên chứ không phải là rối loạn tiền đình.
4. Lời kết
Nếu bạn còn thắc mắc gì về bệnh rối loạn tiền đình, hãy gọi ngay Tổng đài của PKĐK – Cty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được tư vấn Miễn phí.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch: (028) 3865 2225