Rối loạn tiền đình cần làm xét nghiệm gì ?

roi loan tien dinh lam xet nghiem gi
roi loan tien dinh lam xet nghiem gi

Để chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm máu cơ bản, chụp X-Quang, siêu âm, chụp MRI,… Cụ thể như thế nào, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.

he thong tien dinh
Hình ảnh minh hoạ hệ thống tiền đình.

1. Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

>> Để hiểu hơn về bệnh rối loạn tiền đình, mời bạn tìm hiểu thêm [TẠI ĐÂY]

2. Rối loạn tiền đình cần làm xét nghiệm gì ?

Chóng mặt là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não… Nếu khi thấy có biểu hiện chóng mặt mất thăng bằng kèm theo cơn nhức đầu bất thình lình, mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã,… có thể là dấu hiệu của rối loạn tiền đình.

Để phân biệt với các bệnh lý cấp cứu của hệ thần kinh kể trên, bạn cần thực hiện tại chuyên khoa thần kinh.

Dựa vào hỏi bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng, các bác sĩ có thể khai thác những thông tin đó để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá chức năng hệ tiền đình đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng. Một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định là:

  • Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, chức năng gan, chức năng thận…
  • X-Quang cột sống cổ đánh giá hẹp khe khớp.
  • Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…
  • Chụp CT-Scaner sọ não, MRI sọ não tìm các tổn thương như: U góc cầu tiểu não, TBMM não…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể nhằm phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây các triệu chứng mất thăng bằng như chóng mặt hoặc ngất.
  • Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG): Phương pháp này là một quy trình bao gồm các xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt, với mục đích nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.
  • Xét nghiệm xoay vòng: Xét nghiệm xoay vòng là một phương pháp khác để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển.
  • Đo âm ốc tai (OAE): Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông chuyển trong ốc tai làm việc như thế nào bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào này với một loạt các kích thích âm thanh được tạo ra bởi một loa nhỏ đặt vào trong ống tai.

3. Lời kết

Nếu đã đi khám và được chẩn đoán đúng bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra trong thời gian điều trị người bệnh cần nghỉ ngơi, lao động phù hợp, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá,… tạo tinh thần thoải mái tránh các lo âu, căng thẳng,…

Nếu bạn còn thắc mắc gì về bệnh rối loạn tiền đình, hãy gọi ngay Tổng đài của PKĐK – Cty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được tư vấn Miễn phí.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch: (028) 3865 2225

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *