Nồng độ cồn của một số loại rượu thông dụng ở Việt Nam

Từ ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực, nghiêm cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Do đó chúng tôi xin chia sẻ đến Quý vị thông tin về nồng độ cồn của một số loại rượu thông dụng ở Việt Nam mà chúng tôi đã tổng hợp.

1. Nồng độ cồn rượu trắng

Trong rượu và bia đều có chứa cồn, tức là ethanol (hay rượu etylic- C2H5OH). Tùy theo từng loại rượu khác nhau mà nồng độ cồn khác nhau rất nhiều. Rượu trắng thường chứa khoảng 30-40% cồn.

2. Nồng độ cồn rượu nếp

Rượu nếp là một loại thức uống truyền thống của người Việt được làm từ gạo nếp, lên men tự nhiên và được chưng cất thủ công.

Rượu nếp bao nhiêu độ? Theo chia sẻ của những người nấu rượu nếp lâu năm thì loại thức uống này dao động từ khoảng từ 35-45 độ và nồng độ của nó có thể thay đổi tùy vào cách nấu.

3. Nồng độ cồn của rượu vang

Nồng độ cồn của rượu vang được chia thành các mức như sau:

– Rượu vang nồng độ cồn thấp: Nồng độ cồn của những loại rượu vang này dưới 10%. Hầu hết các loại rượu vang này sẽ có hương vị nhẹ nhàng và ngọt ngào khi thưởng thức. Một số loại rượu vang như: Vang Ý ngọt Moscato D’Asti có nồng độ cồn là 5,5% mang hương thơm tinh tế , nhẹ nhàng của chanh, quế, bạc hà.

– Rượu vang có nồng độ cồn trung bình: Nồng độ cồn của các loại rượu vang này trong khoảng 10,5%- < 13,5%. Các loại rượu vang này được sản xuất từ nho ít ngọt, khá phổ biến ở các loại rượu vang trắng và rượu vang sủi bọt. Một số loại rượu vang có nồng độ cồn trung bình như: Rượu vang Ý 12 E Mezzo có nồng độ cồn 12,5 % mang vị ngọt của socola, vị ngọt từ mận, sim đen, pha chút vị chát tannin hòa quyện hoàn hảo với mùi thơm của gỗ sồi Pháp.

– Rượu vang có nồng độ cồn trung bình cao: Nồng độ cồn của các loại rượu vang này trong khoảng: 13,5%-14%. Các loại rượu vang này có hương vị đậm đà hơn, ngọt ngào hơn. Một số loại rượu vang có nồng độ cồn trung bình cao như: Vang chile Marchigue Private Collecction có nồng độ cồn 14% mang hương thơm mạnh mẽ của quả mâm xôi, nho đen, cà phê và hương vani thanh lịch.

– Rượu vang có nồng độ cồn cao: Nồng độ cồn của các loại rượu vang này cao: > 14%. Đây là loại rượu được mô tả là “nóng” có nghĩa là rượu có hàm lượng cồn cao. Một số loại rượu vang có nồng độ cồn cao như: Vang Ý Ripa Di Sotto Primitivo có nồng độ cồn 15% mang hương vị của trái cây rừng, mận chín, cùng với vị cay của hạt tiêu đen.

Đây là những mức nồng độ cồn rượu vang đảm bảo độ ngon cho rượu vang, mang hương vị riêng, đảm bảo sức khỏe mang lại lợi ích của rượu vang cho người tiêu dùng rượu.

Uống rượu bao lâu thì có thể lái xe?

Rất khó để trả lời câu hỏi bao lâu thì rượu không còn trong máu nữa, để xét nghiệm trở nên âm tính và lái xe an toàn vì trong máu mỗi người đều có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau nên thời gian chuyển hóa cũng khác nhau.

Ví dụ, nồng độ cồn 10-40 miligam trong 100 ml máu khiến cơ thể ở trạng thái hưng phấn nhẹ nhàng, thư giãn, tương tác tốt với xã hội. Từ 50 đến 70 miligam cồn trong 100 ml máu có thể gây hưng cảm, nói nhiều, cảm giác thân thiện với người xung quanh, hoặc bắt đầu suy giảm kỹ năng. Vì vậy đa số quốc gia sử dụng con số 50 miligam cồn trong 100 ml máu làm giới hạn pháp lý khi lái xe.

Nồng độ cồn từ 500 miligam trong 100 ml máu có thể đe dọa tính mạng. Đặc biệt là trường hợp lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở gây suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt và nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Từ ngày 1/1/2020, Luật phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực, nghiêm cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Người điều khiển bất kể phương tiện giao thông đường bộ nào như ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe đạp, xích lô… đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông.

Nguồn: TH theo Vndoc

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *