Những tổn thương thường gặp ở ngón tay

nhung ton thuong thuong gap o ngon tay ngon tay bat ngon tay co sung
nhung ton thuong thuong gap o ngon tay ngon tay bat ngon tay co sung

Hội chứng ngón tay cò súng, bong gân ngón tay, tổn thương gân gấp, tổn thương gân duỗi là những tổn thương thường gặp ở ngón tay. Nhận diện được những tổn thương này sẽ giúp điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, giúp việc điều trị đơn giản hơn, tốn ít chi phí hơn.

nhung ton thuong thuong gap o ngon tay ngon tay bat ngon tay co sung
nhung ton thuong thuong gap o ngon tay ngon tay bat ngon tay co sung

1. Những tổn thương ngón tay hay gặp

– Bong gân ngón tay

Bong gân ngón tay là tình trạng các dây chằng bị rách hoặc bị căng kéo quá mức. Dây chằng là những dải mô cứng và kém đàn hồi giúp liên kết xương này với xương khác. Triệu chứng của bong gân ngón tay có thể bao gồm sưng, đau, hạn chế vận động và yếu ngón tay.

– Tổn thương gân gấp

Gân là những dải mô chắc giúp liên kết các cơ với xương. Trong một tổn thương gân gấp, một gân ở vùng lòng bàn  tay bị xoắn vặn hoặc đứt. Nếu chỗ bị đứt rách gần đầu ngón tay, nó sẽ khiến cho đầu ngón tay không thể uốn cong. Và các đầu ngón tay sẽ luôn giữ ở vị trí thẳng. Các bác sĩ đôi khi sử dụng thuật ngữ “ngón tay thùa khuy” để mô tả tổn thương này.

ton thuong gan gap ngon tay thua khuy
Ảnh 1: Tổn thương khiến đầu ngón tay không duỗi thẳng được(ngón tay thùa khuy).

– Tổn thương gân duỗi

Trong tổn thương này, gân ở mu tay bị xoắn vặn hoặc bị đứt. Nếu vị trí đứt gần đầu ngón tay, nó sẽ khiến ngón tay của bệnh nhân ở tư thế gấp. Ngón tay sẽ không thể duỗi thẳng được, hay còn gọi là “ngón tay hình cái vồ”. Điều này xảy ra khi khớp ngón tay gần móng tay nhất bị tổn thương. Các triệu chứng có thể gặp là ngón tay gấp lại, đau và sưng ở vùng đầu ngón tay.

ngon tay hinh cai vo ton thuong gan duoi
Ảnh 2: Ngón tay hình cái vồ.

Một kiểu tổn thương gân duỗi khác được gọi là biến dạng ngón tay thợ thùa khuyết. Điều này xuất hiện khi gân bị rách và trượt khỏi vị trí của nó. Điều này làm cho khớp ngón tay gần với đầu ngón tay nhất luôn ở tư thế duỗi thẳng, và khớp ngón tay ở giữa ngón tay thì bị cố định ở tư thế gấp.

ban tay tho thua khuyet ton thuong gan duoi
Ảnh 3. Bàn tay thợ thùa khuyết.

– Ngón tay cò súng (Hội chứng lò xo/ Ngón tay bật)

Tình trạng này khiến ngón tay bệnh nhân không thể duỗi thẳng bình thường được. Khi bệnh nhân cố gắng duỗi thẳng ngón tay, ngón tay như bị khóa lại ở tư thế gấp. Ngón tay cò súng có thể gây đau ở ngón tay hoặc gan tay. Ngón tay cò súng là vấn đề ở phần gân ở bàn tay.

ngon tay co sung ngon tay bat ngon tay lo xo
Ảnh 4. Hội chứng ngón tay cò súng. Hình chụp tại chuyên khoa ngoại – PKĐK – Công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu.

2. Tôi có cần làm xét nghiệm không?

Có thể bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ hỏi về triệu chứng của bạn và tiến hành thăm khám. Họ có thể sẽ chụp X-Quang ngón tay và bàn tay của bạn. Họ cũng có thể làm những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này cho thấy những hình ảnh bên trong cơ thể bạn.

3. Điều trị những tổn thương này như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào ngón tay mà bạn bị tổn thương và mức độ tổn thương. Nếu bạn đau nhiều hoặc có tổn thương nặng, bác sĩ sẽ kê cho bạn giảm đau mạnh. Nếu tổn thương của bạn nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các thuốc giảm đau không cần kê đơn để kiểm soát cơn đau của bạn. Các thuốc giảm đau không cần kê đơn bao gồm acetaminophen, ibuprofen, và naproxen.

Điều trị các tổn thương ngón tay bao gồm các biện pháp dưới đây:

– Ngưng sử dụng bàn tay: Giữ bàn tay luôn ở mức cao hơn tim của bạn (khi có thể).

– Chườm đá: Chườm đá để giảm sưng, bạn có thể chườm mỗi 1-2 tiếng 1 lần, khoảng 15 phút mỗi lần. Bạn nên đặt một miếng khăn mỏng giữa vật lạnh và da bạn. Bạn nên sử dụng đá (hoặc vật lạnh) trong vòng ít nhất 6 tiếng sau tổn thương. Một số bệnh nhân thấy có ích nếu giữ lâu hơn, thậm chí lên tới 2 ngày sau tổn thương.

– Sử dụng các loại băng dẻo (ví dụ như băng thun): Băng cố định ngón tổn thương với ngón lành: Bạn băng ngón tay đau cố định vào ngón lành cạnh nó. Điều này được làm khi bạn có tình trạng đứt các dây chằng, nó không sử dụng để điều trị các tổn thương gân và ngón tay cò súng.

– Đeo nẹp ngón tay: Nẹp ngón tay được sử dụng để điều trị tổn thương gân và ngón tay cò súng. Và đối với một số tổn thương như ngón tay hình vồ, bệnh nhân cần đeo nẹp suốt ngày.

– Phẫu thuật: Một số bệnh nhân cần phẫu thuật để điều trị gân và dây chằng. Các phẫu thuật ở bàn tay thường cần các chuyên gia về phẫu thuật bàn tay.

– Các biện pháp phục hồi chức năng – vật lý trị liệu: Sau khi tổn thương bàn tay liền, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn tới gặp các bác sĩ phục hồi chức năng. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách luyện tập để tăng cường cho ngón tay của bạn và giúp nó vận động dễ dàng hơn.

4. Các tổn thương ngón tay cần bao lâu để liền?

Các tổn thương ngón tay có thể cần vài tuần đến vài tháng để  liền, phụ thuộc vào loại tổn thương. Nó cũng phụ thuộc vào từng người. Đối với trẻ em khỏe mạnh thì nó sẽ hồi phục nhanh. Ở người lớn hoặc người cao tuổi việc điều trị sẽ có thể lâu hơn.

5. Tôi có thể làm gì để cải thiện quá trình liền tổn thương?

Điều quan trọng là bạn phải theo hướng dẫn của bác sĩ khi ngón tay của bạn đang trong quá trình điều trị. Ví dụ, bạn có thể duỗi hoặc gấp ngón tay trong một khoảng thời gian nhất định. Bác sĩ của bạn cũng khuyến cáo bạn nên tránh một số động tác nhất định.

6. Khi nào tôi nên tới gặp bác sĩ?

Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu:

  • Đau tăng lên nhiều và nặng, kèm theo sưng nề tiến triển.
  • Có tê bì ngón tay, hoặc nhìn ngón tay tím tái, nhợt nhạt.
  • Ngón tay của bạn tự gấp hoặc duỗi mà bạn không có chủ ý làm thế.

7. Khám và điều trị các tổn thương ngón tay ở đâu?

Khi bị các tổn thương ở ngón tay, tốt nhất, bạn nên tới những cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa sâu, họ có nhiều kinh nghiệm và có đầy đủ các chuyên khoa có kinh nghiệm trong việc phối hợp điều trị như: Vật lý trị liệu, điều trị nội khoa và phẫu thuật trong trường hợp cần. Nếu cần phẫu thuật, các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ thực hiện quy trình mổ một các bài bản và tỉ mỉ để giải quyết hội chứng này, sẽ hạn chế tối đa các biến chứng, và vết mổ cũng ít để lại sẹo hơn (Vết mổ trên da được rạch theo các đường nếp nhăn tự nhiên).

Phát hiện và điều trị sớm các tổn thương sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng không đáng có, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị, ít bị ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, cuộc sống.

Khi bạn nghi ngờ mình bị các tổn thương ở ngón tay với các dấu hiệu như: đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ngón tay bị vướng khi cử động gập duỗi, sờ thấy nốt (cục) trên bao gân gấp ngón tay… Bạn hãy liên hệ ngay với số điện thoại Đường dây nóng của PKĐK, công ty TNHH Bệnh viện Thánh Mẫu để được bác sĩ CKI Lý Na Rương (Giám đốc chuyên môn) tư vấn MIỄN PHÍ với từng trường hợp cụ thể: (028) 38652225

Nguồn: Theo BS.Hoàng Công Trọng – Khoa Nội Cơ, Xương, Khớp (BV 108).

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *