Ngón tay lò xo – bệnh lý dễ mắc của dân văn phòng, giáo viên

bệnh ngón tay lò xo ngón tay cò súng ngón tay bật
bệnh ngón tay lò xo ngón tay cò súng ngón tay bật

Ngón tay lò xo tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nó làm hạn chế vận động ngón tay. Khi bạn cố gắng duỗi thẳng ngón tay, nó sẽ khóa hoặc thắt chặt trước khi bật ra thẳng.

bệnh ngón tay lò xo ngón tay cò súng ngón tay bật
Người làm việc văn phòng, sử dụng máy vi tính nhiều có nguy cơ mắc hội chứng ngón tay lò xo cao hơn.

Ngón tay lò xo còn gọi là ngón tay bật hay ngón tay cò súng. Ngón tay lò xo tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nó làm hạn chế vận động ngón tay. Khi bạn cố gắng duỗi thẳng ngón tay, nó sẽ khóa hoặc thắt chặt trước khi bật ra thẳng. Ngón tay bật là một bệnh ảnh hưởng đến gân gập các ngón tay.

Trên VOV, bác sĩ Trần Trung Kiên – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang cho biết, ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân gấp của các ngón tay gây hẹp bao gân. Do vậy, mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay đối với bệnh nhân trở nên rất khó khăn, nhất là vào buổi sáng.

Bệnh nặng hơn khi bệnh nhân cảm nhận được âm thanh “lụp cụp, lụp cụp” của các khớp ngón tay mỗi lần gập duỗi. Bác sĩ Kiên cũng chia sẻ thêm, trường hợp mặc ngón tay lò xo không phải hiếm và gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường mọi người không để ý đến những dấu hiệu sớm mà chỉ đến khi ngón tay của co cứng lại khó duỗi mới cho đến khám.

Trí thức trẻ thông tin thêm, ngón tay lò xo là bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên, phụ nữ thường gặp hơn nam giới. Bệnh mang tính đặc thù nghề nghiệp, thường gặp ở những người làm nghề phải sử dụng ngón tay nhiều như giáo viên, nhân viên văn phòng, người hay đánh máy, chơi golf, chơi tenis… Những người bị bệnh rối loạn nội tiết như tiểu đường, gout…cũng thường đi kèm căn bệnh này.

Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gây bệnh: Ngón tay lò xo phổ biến ở nữ hơn nam; bệnh thường phổ biến nhất ở những người có độ tuổi từ 35 – 60. Hiện tượng ngón tay lò xo phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường, thoái hóa khớp…

Triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo

Trên báo Người lao động, ThS-BS Lê Ngọc Tuấn (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM) cho hay: Các triệu chứng của ngón tay lò xo thường bắt đầu mà không có bất kỳ chấn thương nào. Chúng thường xuất hiện sau một quãng thời gian bàn tay làm việc nặng. Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Cục u mềm trong lòng bàn tay, sưng tấy, cảm giác kẹt các ngón tay, đau khi gấp hoặc duỗi thẳng các ngón tay.
  • Cứng khớp và kẹt gân thường nặng hơn sau thời gian tay không hoạt động, chẳng hạn sau khi thức vào buổi sáng.
  • Các ngón tay sẽ nới lỏng lại sau khi bàn tay hoạt động. Thỉnh thoảng, các khớp ngón tay bị biến dạng.
  • Trong một số trường hợp nặng, ngón tay không thể duỗi thẳng.
  • Ngón tay bật có thể bị một hoặc nhiều ngón. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh sử và khám bàn tay của bạn.

Điều trị bệnh ngón tay lò xo

Theo BS CKI Lý Na Rương (Chuyên khoa ngoại, PKĐK – công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu), điều trị bệnh ngón tay lò xo có các phương pháp sau:

– Điều trị không phẩu thuật:

  • Khi đến BS khám trong thời gian đầu ở mức độ nhẹ BS sẽ cho chúng ta uống thuốc sau đó theo dõi diễn tiến bệnh của chúng ta có đáp ứng tốt với thuốc không.
  • Trong giai đoạn uống thuốc này chúng ta có thể dùng thêm phương pháp tập vật lý trị liệu ( như siêu âm, nhúng sáp, tập vận động ).
  • Ở giai đoạn sớm của bệnh việc điều trị như trên sẽ giúp các ngón tay chúng ta nhanh chóng phục hồi từ 2-3 tuần.
  • Biện pháp tiêm thuốc được tiến hành khi việc uống thuốc và tập VLTL không đáp ứng tốt .

– Điều trị bằng phẩu thuật:

  • Việc tiểu phẩu khi có biện pháp nêu trên không còn đáp ứng nữa.
  • Bệnh của chúng ta ở giai đoạn nặng, bệnh lý kéo dài.
  • Việc tiểu phẫu sẽ giải quyết triệt ở bệnh lý này với tỉ lệ hết bệnh rất cao.
  • Chức năng vận động của ngón sẽ trở lại bình thường và không thấy tái phát.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lý Ngón tay bật sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng không đáng có, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị, ít bị ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, cuộc sống.

Khi bạn nghi ngờ mình bị hội chứng ngón tay bật với các dấu hiệu như: đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ngón tay bị vướng khi cử động gập duỗi, Sờ thấy nốt (cục) trên bao gân gấp ngón tay… Bạn hãy liên hệ ngay với số điện thoại Tổng đài của PKĐK, Bệnh viện Thánh Mẫu: (028) 3865 2225 để được tư vấn miễn phí.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *