Ngón tay cò súng là bệnh tương đối phổ biến, đặc biệt là với người sử dụng máy tính nhiều, thợ may, thợ cơ khí,… Bệnh không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân mà nó còn ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của người bệnh. Vậy việc điều trị bệnh ngón tay cò súng như thế nào? Có thuốc nào giúp bệnh khỏi hoàn toàn không?
1. Tật ngón tay cò súng là gì?
Trong một khớp khỏe mạnh, gân hoạt động như một dải băng gắn liền với xương và cơ ở cả hai bên. Cùng với các cơ, gân hỗ trợ chuyển động của các xương trong bàn tay và cánh tay khi uốn cong và duỗi thẳng.
Thông thường, gân có khả năng trượt qua các mô che phủ nhờ màng bôi trơn xung quanh khớp (bao hoạt dịch). Khi dây chằng trong ngón tay hoặc ngón cái bị viêm và sưng, tình trạng ngón tay cò súng xuất hiện. Nếu điều này xảy ra trong một thời gian dài, nó sẽ tạo ra sẹo hoặc vỏ dày, ngăn chặn gân chuyển động dễ dàng và tạo ra âm thanh lạ trong các khớp.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ngón tay cò súng
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật này mà bạn có thể không nhận ra:
- Nếu là phụ nữ, bạn có nguy cơ bị ngón tay cò súng cao hơn so với nam giới;
- Những người ở độ tuổi 40–60 thường bị ngón tay cò súng;
- Nếu gặp phải một số biến chứng do bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp dạng thấp thì bạn có nguy cơ bị ngón tay cò súng cao hơn;
- Thường xuyên thực hiện các hoạt động làm căng bàn tay, chẳng hạn như gõ hoặc sử dụng các dụng cụ có liên quan.
3. Thuốc điều trị ngón tay cò súng
Nếu bệnh mới ở tình trạng nhẹ, các triệu chứng không trở nặng, bạn nên để cho tay và các ngón tay nghỉ ngơi và giúp chúng phục hồi. Trong nhiều trường hợp, tập thể dục cho bàn tay và ngón tay là cách điều trị tốt nhất và phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng. Những bài tập tay tăng cường cơ và gân sẽ hỗ trợ bạn điều trị bệnh ngón tay cò súng ở giai đoạn mới, bệnh nhẹ.
Khi mà các bài tập tay không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh ngón tay cò súng sử dụng thuốc. Các thuốc thường được sử dụng là:
- Dùng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hoặc acetaminophen.
- Thuốc tiêm steroid.
- Nếu các triệu chứng trở nặng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiêm thuốc corticosteroid (thuốc chống viêm) để giảm sưng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giải pháp này chỉ là tạm thời, đặc biệt khi bạn đang có các bệnh trạng như tiểu đường và viêm khớp.
Khi bệnh đã ở giai đoạn năng hơn, việc sử dụng thuốc không có hiệu quả, việc phẫu thuật sẽ giúp giải quyết triệt để bệnh ngón tay cò súng. Với một bác sĩ có kinh nghiệm, đây là một tiểu phẫu đơn giản, thực hiện trong khoảng 20-30 phút, người bệnh không phải nằm viện, có thể ra về ngay sau mổ.
4. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh ngón tay cò súng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh khá phổ biến này.
Nếu bạn có các thắc mắc hay các tâm tư cần giải đáp về bệnh ngón tay cò súng, bạn đừng ngần ngại gọi điện tới số Tổng đài tư vấn của Phòng khám đa khoa – Công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể: (028)38652225