Ngón tay cò súng chữa ở đâu? Có cần nằm viện không?

chua ngon tay co sung o dau chua ngon tay bat

Ngón tay cò súng hay còn gọi là hội chứng ngón tay bật, ngón tay lò xo là bệnh lý gặp nhiều ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là ở độ tuổi ngoài 35 tuổi. Người bị bệnh ngón tay cò súng rất khó khăn khi gập ngón tay lại hoặc duỗi thẳng ngón tay ra. Khi người bệnh cố gắng gập ngón tay lại hoặc duỗi ra, ngón tay sẽ bật ra như lò xo hoặc bất ngờ gập mạnh lại như tư thế bóp cò súng.

Với kinh nghiệm chữa trị thành công nhiều ca bệnh ngón tay cò súng, chuyên khoa ngoại thuộc Phòng khám đa khoa, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu xin chia sẻ cùng Quý bạn đọc một số kiến thức cần thiết về bệnh lý này.

chua ngon tay co sung o dau chua ngon tay bat

1. Ngón tay bật là gì?

Ngón tay bật (hay còn gọi là ngón tay lò xo, ngón tay cò súng) là tình trạng giới hạn cử động ngón tay. Nguyên nhân của bệnh lý này là do sự xơ dính giữa gân gấp ngón và ròng rọc giữ gân gấp, làm gân gấp bị dính vào ròng rọc không giãn được và ngón tay không duỗi được.

2. Tại sao lại gọi là ngón tay cò súng, ngón tay bật, ngón tay lò xo?

Người bị bệnh ngón tay cò súng rất khó khăn khi gập ngón tay lại hoặc duỗi thẳng ngón tay ra. Khi người bệnh cố gắng gập ngón tay lại hoặc duỗi ra, ngón tay sẽ bật ra như lò xo hoặc bất ngờ gập mạnh lại như tư thế bóp cò súng. Đó là lý do bệnh lý này có các tên gọi như trên.

3. Nguyên nhân gây bệnh ngón tay cò súng?

Nguyên nhân của ngón tay cò súng là hẹp bao giữ gân gập các ngón tay, những sợi gân này được nối liền giữa gân và xương, mỗi một gân được bao bọc một bao bảo vệ, bao bảo vệ này có chứa một chất dịch bôi trơn còn được gọi là bao hoat dịch, chất dịch này làm cho gân trược qua lại một cách dễ dàng trong bao bảo vệ đó khi bạn co hoặc duỗi ngón tay.

Nhưng nếu bao hoạt dịch đó bị viêm, do công việc cứ lập đi lập lại nhiều lần, hay do chấn thương, hay do các bệnh viêm đa khớp, thấp khớp cấp làm cho khoảng không bên trong bị phù nề hẹp lại và siết chặt, do đó gân rất khó khăn khi di chuyển và làm cho nó bị kẹt lại ở tư thế co ngón tay. Cứ mỗi lần như vậy gân đó có thể bị phù nề sưng tấy thêm, điều đó làm cho chúng ngày càng tồi tệ hơn.

4. Những ai có nguy cơ bị bệnh ngón tay cò súng?

  • Thực tế điều trị cho thấy bệnh xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 35 tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
  • Người có hoạt động bàn tay nhiều như: thợ may, thợ cắt tóc, nhạc công, người sử dụng máy vi tính nhiều,…
  • Những người có các bệnh lý sau có nguy cơ mắc bệnh ngón tay cò súng cao hơn: bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, những bệnh nội tiết, những bệnh nhiễm trùng như lao,…

5. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ngón tay cò súng?

Ngón tay bật thường xuất hiện tự nhiên không do chấn thương, có thể xuất hiện saumột giai đoạn sử dụng bàn tay nhiều, triệu chứng bao gồm:

  • Giai đoạn đầu, người bệnh cảm giác đau khi cử động ngón tay, kèm theo đó có thể có sưng nề nhẹ.
  • Sau đó, người bệnh có thể sờ thấy có một chỗ u lồi lên ở mặt lòng bàn tay ngay chỗ ngón bị đau.
  • Dấu hiệu của bệnh rõ ràng nhất khi người bện rất khó khăn khi gập ngón tay lại hoặc duỗi thẳng ngón tay ra. Khi người bệnh cố gắng gập ngón tay lại hoặc duỗi ra, ngón tay sẽ bật ra như lò xo hoặc bất ngờ gập mạnh lại như tư thế bóp cò súng.
  • Ngón tay thường có khuynh hướng cứng hoặc kẹt sau khi mới ngủ dậy vào buổi sáng, sau một lúcvận động thì ngón tay mềm ra.
  • Sau đó, nếu không được điều trị thi nó trở nên nặng hơn, bạn phải dùng lực của bàn tay khác để kéo ra khi ngón tay đó bị kẹt.
  • Trong trường hợp nặng thì ngón tay không thể duỗi thẳng được ngay cả khi có sự trợ giúp.
  •  Thông thường hơn, ngón tay cò súng diễn ra đối với những ngón tay hay vận động hơn, chẳng hạn như ngón cái, ngón trỏ, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều ngón tay và có thể xảy ra trên hai bàn tay.

6. Điều trị bệnh ngón tay cò súng như thế nào?

Việc điều trị ngón tay cò súng phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật và thời gian bị bệnh lâu hay mới. Nếu điều trị ngay từ giai đoạn mới phát hiện triệu chứng, việc điều trị sẽ đơn giản hơn.

6.1. Đối với những trường hợp nhẹ (hơi khó khăn khi duỗi, gập ngón tay) hoặc lúc có lúc không thì có thể thực hiện những cách sau:

  • Nghỉ ngơi: nếu công việc hiện tại đang làm là nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể tạm dừng công việc trong vòng 4 đến 6 tuần, hoặc giảm thời gian làm việc với bàn tay đó. Nếu không thể tạm dừng công việc, giảm bớt công việc hoặc tình trạng bệnh không bớt, người bệnh cần đi điều trị ngay.
  • Tránh ít nhất 3 đến 4 tuần, không nên cầm nắm chặt, không nên làm những máy rung.
  • Tập vật lý trị liệu.

6.2. Những trường hợp nặng hơn (khó khăn khi duỗi, gập ngón tay hoặc không thể tự duỗi, gập ngón tay).

Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể có các chỉ định điều trị sau:

  • Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
  • Chích kháng viêm giảm đau, chích trực tiếp vào bao gân gập thường rất hiệu quả nếu như điều trị sớm.
  • Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiểu phẫu. Người bệnh thực hiện xong có thể về nhà, không cần nằm viện.

Với những thông tin về bệnh lý ngón tay cò súng ở trên, chuyên khoa ngoại thuộc Phòng khám đa khoa, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu hy vọng sẽ giúp Quý ban đọc có những kiến thức cơ bản, cần thiết về bệnh lý ngón tay cò súng, giúp phòng ngừa, nhận diện sớm để điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm nhất.

Có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý ngón tay cò súng, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ với Tổng đài từ vấn của chuyên khoa ngoại thuộc Phòng khám đa khoa, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu: (028) 3865 2225 . Tổng đài viên sẽ kết nối Quý bạn đọc tới bác sĩ chuyên khoa ngoại để tư vấn về phương pháp điều trị cũng như giải đáp mọi thắc mắc của Quý bạn đọc.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *