Khàn tiếng nhưng không đau họng có nguyên nhân phức tạp hơn nhiều so với khàn tiếng kèm theo đau họng. Khàn tiếng không đau họng có thể bắt nguồn từ những bệnh khá nguy hiểm như: u nang dây thanh, ung thư…

1. Những nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng
Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường về giọng nói và cảm giác ở vùng họng. Khàn tiếng mà có đau họng có thể do nguyên nhân thông thường như viêm họng, viêm thanh quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng khàn tiếng không đau họng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nào đó nguy hiểm khác. Có những nguyên nhân gây khàn tiếng nhưng không đau họng như sau:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng acid từ dạ dày bị trào ngược và lên đến tận dây thanh âm. Trào ngược dạ dày thực quản gây khàn tiếng sẽ tăng vào buổi sáng sớm. Nguyên nhân này rất phổ biến và hay gặp nhưng nhiều khi người mắc phải không phát hiện ra nguyên nhân này do khàn giọng có thể không đi kèm với các dấu hiệu ợ hơi, ợ chua của trào ngược dạ dày tá tràng.
- Suy giáp: Suy giáp cũng là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng. Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả do khối u hoặc viêm nhiễm.
- U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm: Tức là có khối u trên dây thanh âm khiến giọng bị khàn đi. Nguyên nhân thường là do lạm dụng giọng nói gây ra nghĩa là người nói nhiều, nói quá to thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn. Những đối tượng hay lạm dụng giọng nói như: Giáo viên, MC…
- Ung thư: Đôi khi khàn tiếng là một trong những triệu chứng đầu tiên của một số bệnh ung thư (ung thư vòm họng, ung thư thanh quản) đôi khi những bệnh ung thư gan, phổi di căn lên vùng họng cũng có thể gây khàn tiếng nhưng không đau họng ở những trường hợp này, thường thường đã có nhiều triệu chứng khác nguy hiểm hơn.
- Đột quỵ hoặc một số bệnh về thần kinh (Parkinson, đa xơ cứng…): Đây cũng là nguyên nhân gây khàn giọng do dây thần kinh thanh quản bị ảnh hưởng.
- Liệt dây thần kinh thanh quản: Dây thần kinh thanh quản có thể bị tổn thương sau một phẫu thuật nào đó như mổ tuyến giáp, phẫu thuật tim…
- Sử dụng corticosteroid dạng hít trong khoảng thời gian dài: Trường hợp này hay gặp ở bệnh nhân bị bệnh hen hoặc COPD do những bệnh nhân này thường được chỉ định corticosteroid để điều trị.
2. Khàn tiếng nhưng không đau họng uống thuốc gì ?
Đối với khàn tiếng do viêm, nhiễm khuẩn, kèm đau họng thì việc điều trị bằng thuốc sẽ dễ dàng hơn nhiều so với điều trị khàn tiếng nhưng không có đau họng. Với trường hợp bệnh lý khàn tiếng nhưng không đau họng, việc điều trị khá khó khăn do tính đặc thù của nguyên nhân gây bệnh.
- Khàn tiếng do trào ngược dạ dày thực quản: Cần điều trị dứt điểm bệnh dạ dày, đồng thời sử dụng các thuốc điều trị khàn tiếng để đẩy lùi bệnh.
- Khàn tiếng do suy giáp: Việc cần làm là chữa bệnh suy giáp theo chỉ định của bác sĩ đầu tiên, Khi nguyên nhân được khắc phục thì vấn đề khàn tiếng cũng được cải thiện.
- Khàn tiếng do khối u hoặc polyp dây thanh âm: Việc sử dụng thuốc để khống chế khối u hay phẫu thuật cắt bỏ có thể được áp dụng. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chứ không thể tự ý quyết định.
- Khàn tiếng do một số bệnh ung thư: Bệnh phức tạp và nguy hiểm nên được ưu tiên điều trị hàng đầu thay vì triệu chứng khàn tiếng. Việc điều trị phức tạp nên cần thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra khi bị khàn tiếng, nên hạn chế uống nước lạnh hay ăn đồ ăn lạnh ( kem, sữa chua,..), uống nước ấm để việc điều trị có hiệu quả hơn.
3. Lời kết
Đối với khàn tiếng nhưng không đau họng, nguyên nhân khá phức tạp và nguy hiểm. Nên nếu như gặp tình trạng khàn tiếng không rõ nguyên nhân từ 02 tuần trở lên thì nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn điều trị để cho hiệu quả tốt nhất. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới Tổng đài Tư vấn của Phòng khám đa khoa – Công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng giải tư vấn miễn phí – (028) 38652225