Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?

bao hiem y te trai tuyen co duoc thanh toan khong

Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) không là điều mà nhiều người tham gia khám chữa bệnh BHYT đang thắc mắc nhưng chưa biết hỏi ai. Trong bài viết này, PKĐK, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu sẽ cùng Quý vị tìm hiểu vấn đề này.

bao hiem y te trai tuyen co duoc thanh toan khong

Người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi của bảo hiểm khi đi trái tuyến theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

  • a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
  • c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016″

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến:

“Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

  • a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
  • b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
  • c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
  • d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
  • đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Như vậy, việc khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong trường hợp điều trị nội trú.

Bên cạnh đó theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:

4. Trường hợp cấp cứu:

  • a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
  • b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”

Nếu người bệnh được đưa đến cơ sở khám chữa bệnh thuộc diện cấp cứu thì sẽ được hưởng BHYT như với đúng tuyến.

Mọi thắc mắc liên quan bảo hiểm y tế, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của PKĐK, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu: (082) 3865 2225 – Bấm số 0 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn, giải đáp cụ thể.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *