Bệnh bệnh gout (bệnh gút) và tăng acid uric máu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng acid uric máu trong thời gian dài kết hợp một số điều kiện sẽ gây kết tủa acid uric thành muối urate natri dạng tinh thể hình kim. Và sau khi bệnh nhân bị bệnh gout thì chức năng thận, chức năng gan dần suy yếu sẽ làm cho lượng acid uric sinh ra nhiều hơn, lượng acid uric thải ra bị hạn chế đi, dẫn đến nồng độ acid uric máu bệnh nhân gout luôn ở mức cao.
Acid uric máu là gì? Acid uric máu có vai trò gì trong cơ thể?
– Acid uric kích thích bộ não con người hoạt động hiệu quả hơn: Qua nhiều công trình nghiên cứu người ta đã nhận thấy rằng acid uric có cấu trúc tương tự như cấu trúc của caféine, chất này có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của não bộ. Đồng thời, qua nhiều nghiên cứu dịch tễ rộng khắp thế giới, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định là những người có nồng độ acid uric cao thường có khả năng tư duy rất tốt, ví dụ như:
- Isaac Newton (1642 – 1727), một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh.
- Benjamin Franklin (1706 – 1790) là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu.
- Samuel Johnson (thường được biết đến là Dr.Johnson: 1709 – 1784): Ông là một tác giả nổi tiếng người Anh đã có những đóng góp lâu dài cho văn học Anh với tư cách là một nhà thơ, nhà văn, nhà đạo đức, nhà phê bình văn học, người viết tiểu sử, biên tập viên người nghiên cứu từ ngữ học.
– Acid uric là một chất chống oxy hóa trong cơ thể: Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, những người có nồng độ acid uric máu thấp có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson,… cao hơn những người có nồng độ acid uric máu bình thường và cao. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công bố nào khẳng định chắc chắn vai trò của acid uric lên trí thông minh của con người, acid uric chỉ được xem như là một chất phần nào có tác dụng kích thích lên não bộ.
Bệnh gout là gì? Tăng acid uric máu là gì?
Bệnh gout là một bệnh do rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến kết quả là làm tăng quá mức nồng độ acid uric máu trong một thời gian dài gây kết tủa các vi tinh thể muối urate natri tại các mô trong cơ thể, đặc biệt là tại các đầu khớp. Khi các vi tinh thể muối urate natri hình thành ở các khớp xương, nó gây ra các đợt viêm khớp gout cấp với các triệu chứng điển hình tại khớp viêm như: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một khớp, đau không đối xứng,… Nếu không được điều trị đúng hướng, các cơn viêm khớp gout cấp sẽ diễn ra ngày càng dày hơn, sau đó là xuất hiện các u cục tophi (là các cục muối urate natri do acid uric kết tủa thành) trên tay, chân, các khớp, và cả ở tim, thận của bệnh nhân. Do đó bệnh gout được coi là một bệnh mạn tính.
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của chuyển hoá purine (purine là thành phần cấu tạo của RNA và DNA), purine có trong nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Bình thường, hàng ngày acid uric luôn được tổng hợp từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn vào, từ các tế bào trong cơ thể chết đi,.. và acid uric được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết, qua thận,… trong đó acid uric được đào thải chủ yếu qua thận. Sự bất thường trong việc xử lý acid uric có thể gây ra sự tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu, dẫn đến kết tủa thành tinh thể muối urate natri và lắng đọng tại các khớp tạo thành các u cục tophi, dẫn đến hạn chế vận động và mất vận động; lắng đọng tại thận tạo thành sỏi thận, gây tắc nghẽn ống thận, dẫn đến suy thận. Kèm theo những sự lắng đọng này là những cơn đau gout cấp dữ dội xảy ra ngày càng dày đặc đặc trưng của bệnh gout, làm người bệnh mất dần khả năng lao động, chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, một số người có nồng độ acid uric máu luôn cao mà không có biểu hiện của bệnh gout như: có cơn đau viêm khớp gout cấp, có các vấn đề về thận… Những người có nồng độ acid uric máu cao như vậy mà không có biểu hiện gì của bệnh gout thì người ta nói người đó bị hội chứng tăng acid uric máu không triệu chứng. Tăng acid uric máu không triệu chứng có thể diễn ra trong nhiều năm mà không tiến triển thành bệnh gout (khoảng 10-15%), nhưng phần lớn những người có hội chứng tăng acid uric máu thì đều diễn tiến trở thành bệnh gout.
Cơ chế của cơn viêm khớp gout cấp
Khi nồng độ acid uric máu tăng cao trong thời gian dài, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi, acid uric sẽ kết hợp với Natri tạo thành các tinh thể muối urate natri. Khi các tinh thể muối urate natri này kết tủa tại các khớp sẽ làm cho cơ thể nhận diện ra có vật thể lạ và đưa bạch cầu đến tiêu diệt, đây là phản ứng của hệ miễn dịch. Nhưng do tinh thể muối urate natri có dạng hình kim sắc nhọn ở 2 đầu nên đa số bạch cầu đề bị phá vỡ gây ra phản ứng viêm tại khớp có muối urate natri bám vào, dẫn đến các biểu hiện đặc trưng của một lần viêm khớp gout cấp: sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội. Khi bệnh gout không được điều trị kịp thời và đúng hướng, các cơn đau viêm khớp gout cấp sẽ diễn ra thường xuyên hơn, và cường độ ngày càng mạnh hơn, dần không đáp ứng với thuốc giảm đau nữa.
Lời khuyên
Khi bạn thấy có các dấu hiệu tê, nhức, mỏi ở các khớp ngón chân, cổ chân, mắt cá chan, đầu gối thì bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ acid uric trong máu bạn cao hơn giới hạn bình thường thì bạn cũng không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngay từ thời điểm đó, cùng với việc điều trị vào nguyên nhân gây tăng acid uric, bạn nên bắt đầu có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, phù hợp để kiểm soát nồng độ acid uric máu và giữ cho sức khỏe của mình luôn ở tình trạng tốt nhất.
Nguồn: Y Dược 365
Cám ơn bệnh viện. Thông tin rất hữu ích