Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì?

bang quang tang hoat la gi

Bàng quang tăng hoạt (bàng quan tăng hoạt động) là tình trạng bàng quang co bóp trong giai đoạn đang làm đầy. Những co bóp này thường tự phát và không thể kìm hãm. Bàng quang tăng hoạt động làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra các biến chứng như viêm đường tiểu, loét da, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm…

bang quang tang hoat la gi

1. Những ai có thể mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt?

  • Tỉ lệ ở nam và nữ ngang nhau (nam 16%, nữ 17%). Khả năng mắc bàng quang tăng hoạt động tăng theo tuổi, ở nữ thường gặp sau 44 tuổi, ở nam thường gặp sau 64 tuổi.
  • Khoảng 34 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc chứng bàng quang tăng hoạt động.

2. Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt động?

Bàng quang tăng hoạt động không dễ chẩn đoán do việc xác định các yếu tố thường gặp làm tăng hoạt tính của bàng quang thường không dễ dàng. Các yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân của bệnh bàng quang tăng hoạt động:

  • Bàng quang thần kinh: bệnh nhân bị bệnh Parkinson, các đột quỵ, bệnh xơ cứng rải rác não-tủy …thường đi kèm với bàng quang tăng hoạt động.
  • Sản xuất nhiều nước tiểu khi uống nhiều nước, chức năng thận tồi hoặc đái tháo đường.
  • Nhiễm trùng tiểu cấp mà các triệu chứng rất giống với bàng quang tăng hoạt động.
  • Các bất thường của bàng quang, như khối u hay sỏi của bàng quang.
  • Các tắc nghẽn đường ra của bàng quang: phì đại tiền liệt tuyến, táo bón, các phẫu thuật trước đó để chữa són tiểu.
  • Uống quá nhiều cà phê, rượu.
  • Một số thuốc làm tăng nhanh sản xuất nước tiểu hoặc đòi hỏi phải uống kèm nhiều nước.

3. Các triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt động:

  • Tiểu lắt nhắt: đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
  • Tiểu gấp: cảm giác cần phải đi tiểu ngay lập tức.
  • Tiểu gấp không kiểm soát: rịn nước tiểu đột ngột từbàng quang.

4. Điều trị bàng quang tăng hoạt động:

Có nhiều phương pháp điều trị, do đó đừng nản lòng nếu lần đầu thất bại !

4.1. Thay đổi lối sống:

  • Hạn chế thuốc lá, cà phê, socola, rượu, trà, thức uống có gas, thức ăn chua, cay, sản phẩm làm từ đường, sữa, đường nhân tạo…
  • Uống nước vừa đủ, không hạn chế nhưng uống ít nước trước khi ngủ.
  • Điều trị các bệnh kèm theo như: táo bón, nhiễm trùng tiểu, phì đại tiền liệt tuyến, thiếu hụt estrogen ở nữ…

4.2. Tập bàng quang:

Thầy thuốc sẽ đề nghị thời khóa biểu cho việc đi tiểu, giúp bạn tiểu mỗi 3-4 giờ/lần. Một số cách giúp bạn khống chế tình trạng
mắc tiểu như sau: hít thở sâu, tập trung chú ý vào một vấn đề khác.

4.3. Tập cơ sàn chậu (Bài tập Kegel)

Giúp tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu, giúp kiểm soát việc đi tiểu. Co cơ sàn chậu trong vòng 5 giây, sau đó thư giãn trong
vòng 5 giây và tiếp tục lặp lại 4-5 lần. Kiên trì tập để có thể giữ cơ co trong vòng 10 giây. Cố gắng thực hiện 3 lần trong ngày, mỗi
lần thực hiện 10 lần co cơ sàn chậu. Lưu ý: không nín thở khi tập và thầy thuốc sẽ giúp bạn xác định đúng cơ sàn chậu.

4.4. Dùng Thuốc (kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…)

Hầu hết các thuốc chỉ điều trị triệu chứng, làm giảm co thắt bàng quang với hiệu quả chỉ đạt được khoảng 50-80% sau 2-4 tuần.
Có thể bị một số tác dụng phụ. Không sử dụng thuốc ở người bị tăng nhãn áp, bí tiểu, suy gan-thận, đang có thai hoặc cho con bú.

4.5. Điều trị trong bàng quang

Để giảm các tác dụng phụ của thuốc uống, ngày nay có thể áp dụng điều trị trong bàng quang.
Ngoài ra còn có thể tiêm Bolitinumtoxin vào cơ chóp bàng quang nhằm ức chế bàng quang co bóp, tuy nhiên tác dụng này chỉ có
thể kéo dài trong khoảng 9 tháng.

4.6. Kích thích thần kinh

Dùng điện cực kích thích các dây thần kinh làm giảm cảm giác mót tiểu, giảm số lần đi tiểu và tăng lượng nước tiểu mỗi lần đi
tiểu. Các điện cực thường là những kim nhỏ hoặc những miếng dán trên da.

4.7. Phẫu thuật

Chỉ áp dụng cho những trường hợp không đáp ứng với các trịliệu khác hoặc ở những bệnh nhân có bàng quang teo nhỏ.

Nguồn: Theo TS BS Từ Thành Trí Dũng – BSCKI Lê Phúc Liên – BV Đại học Y dược Tp.HCM

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *