Đau rát hậu môn là bệnh gì? Điều trị thế nào?

dau rat hau mon la benh gi dau rat hau mon tao bon

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau rát hậu môn như: bệnh táo bón, tiêu chảy, bệnh trĩ, nứt hậu môn,… Cụ thể các biểu hiện đau rát hậu môn đối với các nguyên nhân này như thế nào và cách chữa trị ra sao, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi thông tin dưới đây.

dau rat hau mon la benh gi dau rat hau mon tao bon

1. Các nguyên nhân có thể gây ra đau rát hậu môn

Hiện tượng đau rát hậu môn có khi chỉ là do những bệnh lý thông thường như táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm. Khi bị đau rát hậu môn thường là biểu hiện của một số bệnh sau đây:

1.1. Do bệnh trĩ

Đau rát hậu môn là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ. Lúc này ở người bệnh kèm theo đại tiện ra máu và táo bón. Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch giãn nở quá mức hình thành các búi trĩ ở hậu môn – thực tràng. Các búi trĩ này cản trở quá trình đại tiện khiến việc thải phân ra ngoài gặp khó khăn. Gây ra tình trạng đau rát hậu môn.

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: đại tiện khó khăn chảy nhiều máu khiến cho cơ thể mất máu. Bệnh còn gây viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng, ảnh hưởng đến chất lượng sống và cũng có thể dẫn đến vô sinh

Cách điều trị: Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng các loại thuốc dùng trong trị bệnh trĩ. Các loại thuốc này đều có tác dụng làm cho thành tĩnh mạch chắc hơn, co thắt lại, giảm đau, chống sưng viêm. Hiện nay có một số phương pháp điều trị ngoại khoa hiện đại như: Phương pháp chữa trĩ HCPT, phương pháp PPH, thắt búi trĩ, đốt điện…

1.2. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện một vết rách nhỏ ở niêm mạc của ống hậu môn. Trường hợp này thường hay gặp ở trẻ em và một số ít ở người lớn. Nứt hậu môn thường kèm theo các triệu chứng đau rát hậu môn và nóng rát khi đi vệ sinh. Có thể xuất hiện máu đỏ tươi ở phần rìa ngoài của phân hay trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu. Kèm theo cảm giác ngứa hoặc kích ứng quanh hậu môn.

Cách điều trị: Thông thường theo thống kê có khoảng hơn 90% trường hợp nứt hậu môn tự lành. Hoặc bệnh nhân có thể dùng kem thoa tại chỗ, thuốc nhét hậu môn để làm giảm đau. Khi nứt kẽ hậu môn không lành, bệnh ở giai đoạn nặng. Người bệnh cần được phẫu thuật phẫu thuật giảm đau và khó chịu.

1.3. Polyp trực tràng

Đau rát hậu môn cũng là một trong những triệu chứng của bệnh Polyp trực tràng. Khi mắc bệnh polyp hậu môn trực tràng sẽ khiến cho tâm lý người bệnh mất tự tin, lo âu, căng thẳng. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày. Khối polyp còn ảnh hưởng đến sự bài tiết chất thải. Gây khó khăn trong việc đại tiện làm đau rát hậu môn. Bệnh có thể tái phát nhiều lần và có khả năng di truyền từ người này sang người khác. Nguy hiểm hơn nếu bệnh không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư trực tràng đe dọa đến tính mạng con người.

Cách điều trị: Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ nội soi sẽ cắt bỏ polyp trong khi làm thủ thuật nội soi đại tràng. Nếu khó cắt qua nội soi vì nguy hiểm như polyp to, cuống ngắn. Việc phẫu thuật polyp sẽ được phối hợp giữa bác sĩ nội soi và bác sĩ phẫu thuật nội soi ổ bụng.

1.4. Do táo bón

Đau rát hậu môn nguyên nhân đầu tiên có thể nghĩ đến đó chính là do bị táo bón lâu ngày. Khi bị táo bón bạn thường phải dùng sức cố gắng rặn để tống phân ra ngoài khi đi cầu. Do phân cứng và bón lại khó thoát ra ngoài hậu môn. Nên dễ bị cọ xát và làm giãn tĩnh mạch hậu môn gây đau. Nếu thường xuyên bị táo bón không khỏi thì cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt là mỗi khi đi đại tiện và cả khi bình thường.

Cách điều trị: Khi bị táo bón bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng như Forlax, duphalac, các loại thuốc xổ. Trong dân gian, các loại rau như mồng tơi, khoai lang, rau muống, dền, đay. Có tác dụng nhất định với những người bị táo bón. Khi khó đi đại tiện nên ăn thêm khoai lang hoặc các loại rau luộc để tăng nhuận tràng.

1.5. Viêm trực tràng

Viêm thực tràng mạn tính gây chảy máu thường xuyên. Máu thường kèm theo phân, đồng thời gây ra các cơn đau bụng quặn thắt. Khi bị viêm trực tràng người bệnh thường đi đại tiện nhiều lần. Mỗi lần đi đại tiện thường ra hầu hết là máu và gây đau rát hậu môn.

Viêm trực tràng khi không được điều trị sớm sẽ gây ra những viêm nhiễm, tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng. Gây xuất huyết, thiếu máu, thậm chí biến chứng thành ung thư. Có thể khiến cơ thể người bệnh bị suy nhược, kén ăn.

Cách điều trị: Viêm trực tràng có thể sử dụng các loại thuốc như: Thuốc giảm đau : Acetaminophen, Aspirin, Advil, Motrin. Thuốc chống tiêu chảy : Diosmectite, Actapulgite, Loperamid. Thuốc chống đầy hơi, khó tiêu : Pepsane, Alka – Seltzer, Motilium-M. Dùng các loại men vi sinh như Lactulose, Bacillus clausi. Ngoài ra, nếu bệnh nặng có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật viêm trực tràng.

1.6. Apxe và rò cạnh hậu môn

Áp-xe và rò cạnh hậu môn là ổ mủ nhiễm trùng nằm cạnh hậu môn hay trực tràng. Đây là bệnh cấp tính hay gặp do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhày ở hậu môn. Diễn tiến của ổ áp-xe này lan tỏa vùng mông có thể vỡ ra ngoài da hình thành nên đường rò cạnh hậu môn. Khi bị bệnh thường khiến đi ngoài khó khăn và đau rát hậu môn.

Cách điều trị: Để điều trị áp xe hậu môn người ta thường áp dụng các phương pháp dẫn lưu mủ từ ổ áp xe ra ngoài. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn phải dùng thêm kháng sinh đường toàn thân.

1.7. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, đau rát hậu môn có thể là do các bệnh viêm nhiễm hậu môn, các bệnh về đường tình dục như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, chlamydia. Tất cả những bệnh này đều có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

2. Cách phòng ngừa các bệnh đường hậu môn

Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân mắc những căn bệnh này cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học cũng như nên tập luyện thể dục đều đặn.Việc làm này có tác dụng giúp việc điều trị có hiệu quả tốt hơn cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể như sau:

  • Ăn uống khoa học, đúng bữa và đủ bữa
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và bổ sung thêm chất xơ.
  • Uống đủ nước, mỗi ngày uống khoảng 2-3 lít nước để thanh lọc cơ thể.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho vùng hậu môn mỗi ngày
  • Không nên dùng các loại xà bông, mỹ phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Hạn chế dùng giấy vệ sinh và tuyệt đối không cọ xát làm tổn thương vùng hậu môn.
  • Ngâm hậu môn bằng nước muối loãng hàng ngày.

3. Lời kết

Để tìm hiểu thêm về các triệu chứng, cách phòng ngừa, điều trị các bệnh đường tiêu hóa, Quý bạn đọc vui lòng truy cập chuyên trang của Chuyên khoa Tiêu hóa: http://benhdaday.benhvienthanhmau.com

Nếu có bất kì thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, Quý bạn đọc hãy gọi điện thoại tới số (08) 3865 2225, chúng tôi sẽ gọi lại để tư vấn giúp bạn.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *