Ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai là một trong những nỗi lo sợ hàng đầu của thai phụ. Bệnh không chỉ gây nên nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức của người mẹ lẫn thai nhi.
Nếu chị em không có những kiến thức đầy đủ về tình trạng bệnh lý này dễ dẫn đến hiểu sai, hiểu không đầy đủ hoặc chủ quan không điều trị, điều trị sai cách dẫn đến những hậu quả khôn lường. Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai, chị em có thể tham khảo thêm một số phương pháp nêu ra sau đây:
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai:
– Thai phụ đổ mồ hôi nhiều: Làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn…
– Khi mang thai nữ giới do rối loạn nội tiết dễ bị thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo: Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
– Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng): Xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông ở bộ phận sinh dục.
– Sự rạn da do căng giãn quá mức (xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ). Tình trạng này gây ngứa (mảng và sẩn mề đay) ở 20% thai phụ. Thông thường, thai phụ bị rạn da ngoài ngứa ở bộ phận sinh dục, vùng háng và vùng mu còn có thể bị ngứa ở vùng bụng, ngực, chân, tay, mông, đùi…
– Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Điều này làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có…) dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín, nhất là vùng bẹn và vùng mu.
– Bị trĩ khi mang thai: Gây ngứa vùng hậu môn.
2. Một số phương pháp khắc phục tình trạng ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai
Khi bị ngứa vùng kín, không chỉ thai phụ mà hầu hết chị em phụ nữ đều gãi khá nhiều với hy vọng cơn ngứa được giảm bớt. Đây là một hành động phản khoa học. Gãi không thể làm giảm cơn ngứa mà còn khiến cơn ngứa tăng lên, gây viêm nhiễm nặng nề hơn. Để có thể áp dụng thử một số phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng ngứa vùng kín (Áp dụng với thai phụ không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục):
– Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót). Không được mặc quần áo bó sát.
– Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh (có nồng độ xút cao), nhiều bọt và quá thơm. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng.
– Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng kín, ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường.
3. Trường hợp nào nên đến cơ sở y tế điều trị:
Nếu như gặp phải những dấu hiệu sau đây, chị em nên sớm đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời:
– Ngứa và phát ban vẫn không giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên.
– Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da: Là biểu hiện của bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, ghẻ, dị ứng thuốc (đang dùng)…
– Ngứa toàn thân kèm với vàng da: Nhiều khả năng đây là biểu hiện của chứng tắc mật trong gan ở sản phụ.
– Phát ban kèm với sốt: Nhiều bệnh nhiễm trùng thường bắt đầu bằng tình trạng phát ban như thủy đậu, sốt phát ban do nhiễm virus đường hô hấp, nhiễm herpes…
– Ngứa không kèm với sang thương da: Có thể gặp trong các bệnh toàn thân như rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), nội tiết (bệnh tuyến giáp), ung thư, dị ứng thuốc, bệnh thận, bệnh huyết học (thiếu máu, u lympho bào)…
– Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ – âm đạo: Do nhiễm nấm candida và các bệnh lây qua đường tình dục.
Thai nhi có được mạnh khỏe hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của người mẹ. Do đó, thai phụ trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên chủ quan với sức khỏe sinh sản của mình, dù là những triệu chứng ngứa vùng kín đơn thuần nêu trên. Hy vọng rằng những kiến thức trên đây có thể giúp chị em ít nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Chị em còn điều gì chưa rõ hoặc có thắc mắc gì thêm về bệnh này, bạn hãy liên hệ ngay số điện thoại tư vấn của PKĐK Thánh Mẫu: (028) 38652225. Các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.