Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cứng khớp ngón tay là một trong những triệu chứng không thể coi thường.

Cứng khớp ngón tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý như: thoái hóa khớp, viêm khớp, ngón tay cò súng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành thoái hóa khớp nghiêm trọng, làm mất khả năng vận động của người bệnh.

Cứng khớp ngón tay là một trong những triệu chứng không thể coi thường.

1. Triệu chứng cứng khớp ngón tay

Chứng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên, trong đó bệnh nhân nữ giới chiếm tỷ lệ đa số với các biểu hiện tê cứng, sưng, đau nhức các khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng.

Cơn đau nhức thường dịu đi sau 1-2 tiếng đồng hồ, một số trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài cả ngày, gây ra nhiều khó khăn cho bệnh nhân.

Vị trí bị thoái hóa khớp ngón tay cũng thường xuất hiện ở bên tay thuận, tay vận động nhiều hơn. Nếu bệnh nhân thuận tay phải thì thường gặp tình trạng thoái hóa khớp ở các ngón cái, ngón trỏ… nhiều hơn các ngón tay khác.

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay thường nhận thấy những triệu chứng cụ thể sau:

  • Tê bì tại các khớp ngón tay, cảm giác như kiến bò tại các khớp.
  • Khó khăn khi cử động các khớp ngón tay và cầm nắm đồ vật.
  • Cảm thấy đau nhức nhiều các khớp ngón tay, đặc biệt là khi ngâm nước nhiều hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Khi bệnh vào giai đoạn nặng, các khớp ngón tay sẽ sưng to, cấu trúc xương ngón tay và bàn tay có nhiều điểm bất thường, co quắp lại, biến dạng.

Các dấu hiệu của cứng khớp ngón tay sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phá rỉ khớp, cơ khớp sưng nhức thường xuyên và khiến cơ bàn tay teo lại, ngón tay biến dạng, co quắp và gây khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt.

2. Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay có thể là thoái hóa khớp, hội chứng ngón tay bật (,gón tay cò súng), trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa khớp.

Tình trạng thoái hóa khớp xảy ra do lượng máu được đưa đến nuôi dưỡng các vùng khớp nối bị sụt giảm, khiến tổ chức sụn khớp tại các đốt ngón tay bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động ổn định. Theo thời gian, các dây thần kinh tại các đốt ngón tay sẽ bị tổn thương do những hoạt động liên tục của các ngón tay, bàn tay, làm gia tăng áp lực lên các khớp và khiến khớp bị thoái hóa dần, khớp dần bị cứng hơn theo thời gian.

Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay:

  • Vấn đề thiếu hụt canxi cùng khả năng hấp thu canxi kém ở những người lớn tuổi và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh cũng là yếu tố góp phần đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp.
  • Tình trạng thoái hóa khớp có thể xuất hiện sớm do các chấn thương tay như gãy xương, trật khớp để lâu không điều trị.
  • Ngoài ra, quá trình thoái hóa khớp bàn tay còn xuất phát từ những hoạt động thực hiện thường xuyên trong khoảng thời gian dài như chơi thể thao, lao động tay chân, nâng vác vật nặng, rửa chén, giặt giũ khiến tay ngâm nước nhiều…

3. Chẩn đoán cứng khớp ngón tay

Khi chẩn đoán nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay, các bác sĩ có thể hỏi về mức độ đau và triệu chứng kèm theo cũng như bất kì chấn thương nào gặp phải cũng như kiểm tra thể chất, phạm vi chuyển động của các khớp.

Để chắc chắn, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm hình ảnh để xác định bất thường trong cấu trúc xương khớp ngón tay: chụp X-quang, chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ MRI.

4. Điều trị cứng khớp ngón tay

Việc điều trị cứng khớp ngón tay phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị như:

– Điều trị cứng khớp ngón tay tại nhà

Đối với tình trạng cứng khớp ngón tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng co cứng, đau nhức khớp bằng cách:

  • Chườm lạnh/nóng: Sử dụng túi lạnh hoặc khăn ấp chườm lên đầu gối khoảng 15-20 phút để giảm tình trạng sưng, viêm, tê bì, đau nhức khớp ngón tay.
  • Xoa bóp: Có thể kết hợp với tinh dầu, xoa bóp đều các ngón tay, bàn tay để các khớp ngón tay co duỗi linh hoạt hơn. Nên thực hiện thường xuyên, đặc biệt với tình trạng cứng khớp buổi sáng khi thức dậy.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị cứng khớp ngón tay, bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động từ 3-5 ngày để các tổn thương ở mô mềm, sụn khớp, dây chằng được hồi lại.
  • Sử dụng nẹp để kéo căng các khớp, giữ xương đúng vị trí.

– Sử dụng thuốc không kê toa

Trong trường hợp cứng khớp đi kèm với triệu chứng đau nhức và sưng nóng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa như miếng dán salonpas, gel bôi ngoài da giảm triệu chứng sưng tấy như Voltaren gel, Caspsaicin gel, Paracetamol, thuốc nhóm NSAIDs…

– Phẫu thuật

Trong trường hợp gặp phải các bệnh lý như ngón tay cò súng, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật và vật lý trị liệu.

Nguồn: Bệnh viện Quốc tế Queen

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *