Cứng khớp ngón tay khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

cung khop ngon tay khi mang thai
cung khop ngon tay khi mang thai

Cứng khớp ngón tay khi mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý cũng như sinh hoạt của các chị em nếu không được điều trị sớm.

cung khop ngon tay khi mang thai
Cứng khớp ngón tay khi mang thai có thể làm giảm sút chất lượng cuộc sống của chị em.

1. Các triệu chứng của cứng khớp ngón tay khi mang thai

Cứng khớp ngón tay khi mang thai có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Cảm giác nhức mỏi khó chịu ở các khớp ngón tay. Tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh thực hiện động tác cầm, nắm.
    Hiện tượng sưng tấy khớp ngón tay, vùng bị sưng có màu đỏ sẫm hoặc tím bầm.
  • Các khớp khô cứng hơn bình thường, người bệnh có thể cảm giác được những tiếng lục khục khi di chuyển ngón tay.
    Cảm giác tê ngứa lan khắp bàn tay, ngón tay.

2. Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay khi mang thai

Tình trạng đau nhức các khớp ngón tay trong thời kỳ mang thai có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

– Sự thay đổi relaxin trong cơ thể

  • Khi mang thai, hàm lượng hormone relaxin trong cơ thể người mẹ sẽ được sản sinh nhiều hơn để giúp các khớp xương háng được nới lỏng, phục vụ cho việc sinh nở. Tuy nhiên, điều này đôi khi tác động đến cả các khớp ngón tay, khiến khu vực này trở nên đau nhức khó chịu. Thường thì sự thay đổi relaxin gây ra đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối nhiều hơn các giai đoạn khác.

– Chấn thương bên ngoài

  • Chấn thương như va đập, ngã chống tay,… cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay ở bà bầu. Khi ngoại lực tác động quá mạnh vào ngón tay, dây chằng và sụn đệm có thể phải chịu áp lực lớn, dẫn đến hiện tượng đau nhức.

– Tư thế ngủ không hợp lý

  • Trong một số trường hợp, bà bầu bị đau khớp ngón tay do tư thế ngủ không thích hợp. Vì bụng to khiến nhiều bà bầu lựa chọn nằm nghiêng, dùng tay gối đầu hoặc nằm đè lên bàn tay. Điều này có thể khiến lưu lượng máu đến bàn tay và ngón tay bị cản trở trong một khoảng thời gian, dẫn đến tình trạng tê rần và đau khớp.

–  Hội chứng liên quan ống cổ tay

  • Hội chứng carpal tunnel, còn được biết đến với tên gọi bệnh ống cổ tay, là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể tăng cân và dễ tích nước hơn, khiến dây thần kinh chạy qua ống cổ tay bị chèn ép. Điều này gây ra một số triệu chứng như tê, đau nhức cổ tay và khớp ngón tay,… và thường xảy ra vào ban đêm.

– Viêm xương khớp

  • Nếu tình trạng kéo dài dai dẳng dù các mẹ đã thử áp dụng biện pháp cải thiện tại nhà, rất có thể nguyên nhân gây đau khớp ngón tay khi mang thai là do viêm xương khớp. Sụn đệm bao bọc lấy hai đầu đốt xương ngón bị hao mòn theo thời gian, khiến đốt xương dễ va chạm và gây ra cảm giác đau nhức.
  • Phần lớn tình trạng này thường thấy nhất ở những bà bầu có đặc thù công việc làm văn phòng phải đánh máy tính hoặc làm trong ngành may mặc.

3. Đau khớp ngón tay khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, với các nguyên nhân do thay đổi hormone, chấn thương ngoài hay sai tư thế thì không quá đáng lo, những tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ vào chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý.

Tuy nhiên, với các trường hợp liên quan đến bệnh lý thì ngược lại. Chị em cần phải được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn nếu không muốn gặp phải các biến chứng như đau các khớp ngón tay sau sinh, tổn thương khớp, thậm chí là biến dạng khớp. Tác nhân bệnh lý nếu kéo dài quá lâu cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của các mẹ bầu.

4. Điều trị cứng khớp ngón tay khi mang thai

Thời kỳ mang thai cần đặc biệt thận trọng trong khi sử dụng thuốc. Chính vì vậy mà các phương pháp điều trị không dùng thuốc tây y thường được ưu tiên lựa chọn, như sử dụng gừng, ngải cứu, lá lốt,…  Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, chị em vẫn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ về lộ trình, liều sử dụng.

Nguồn: TH

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *