Chích ngừa cúm cho người lớn và trẻ em ở TPHCM

chich ngua cam cum tphcm chich vacxin ngua cum nguoi lon tre em o tphcm
chich ngua cam cum tphcm chich vacxin ngua cum nguoi lon tre em o tphcm

Bệnh cúm là một bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh cúm có khả năng gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan, không chú trọng đến việc chích vacxin ngừa cúm.

chich ngua cam cum tphcm chich vacxin ngua cum nguoi lon tre em o tphcm
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích vacxin ngừa bệnh cúm

1. Phân biệt bệnh cảm và bệnh cúm do virus

Cúm là loại bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Bệnh cúm có thể gây biến chứng viêm phổi, đặc biệt nếu bệnh diễn tiến nặng và nhanh ở trẻ, người già hoặc người có bệnh phổi, tim thì có chỉ định phải nhập viện.

Thực tế, cảm và cúm đều có những biểu hiện đầu tiên tương đối giống nhau như: Sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi. Nhưng vẫn có cách phân biệt các triệu chứng của cảm và cúm. Dưới đây là sự khác nhau về triệu chứng giữa bệnh cảm và bệnh cúm do virus:

Triệu chứng Cảm Cúm
Sốt Ít khi gây sốt. Trong trường hợp gây sốt thìsốt không cao, kéo dài 1-2 ngày Thường gây sốt cao (đặc biệt là trẻ nhỏ) và kéo dài 2-5 ngày
Nhức đầu Ít gặp Thường gặp
Đau nhức cơ Nhẹ Đau nhiều
Mệt mỏi Thường gặp, kéo dài khoảng 1 tuần Thường gặp, có thể kéo dài 2-3 tuần
Nghẹt mũi Thường gặp Ít gặp
Hắt hơi Thường gặp Ít gặp
Đau họng Thường gặp, kéo dài 1-2 ngày Ít gặp
Khó chịu ở ngực, ho Nhẹ – trung bình, ho khan Thường gặp, ho rất nhiều và dai dẳng

2. Vì sao cả người lớn và trẻ em đều cần chích ngừa cúm hàng năm?

Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang và viêm tai. Lịch sử đã ghi nhận những đại dịch cúm làm tử vong hàng chục triệu người. Đại dịch cúm gầy đây nhất là cúm A H5N1 vào năm 2010. Theo thống kê dịch tễ cho thấy cứ khoảng 10-14 năm thì đại dịch cúm lại bùng phát.

Virus cúm xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính (bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi) là những đối tượng dễ bị virus tấn công nhất. Những đối tượng này nếu mắc cúm thì biến chứng cũng nặng nề hơn.

Không chỉ dừng lại ở biến chứng viêm xoang, viêm tai, viêm phổi, virus cúm còn có thể phát triển rất nhanh trong cơ thể làm phá hủy tế bào gây suy đa tạng, thậm chí có thể gây tử vong.

Bộ Y tế Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khuyến cáo phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng quan trọng nhất cần chích ngừa cúm.

Các quốc gia ở phía bắc bán cầu và có khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, virus cúm thường hoạt động mạnh mẽ vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 hàng năm.

3. Chích vacxin ngừa cúm: cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như tay dính virus qua bắt tay, dùng chung các vật dụng… rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng của mình.

Vì vậy, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích vacxin ngừa cúm. Lợi ích của việc chích phòng vắc xin ngừa cúm cho trẻ em và người lớn là:

  • Tạo kháng thể chủ động bảo vệ trước sự tấn công của virus cúm. Khả năng bảo vệ sau khi chích ngừa đạt khoảng 96-97%.
  • Người đã chích ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, giảm nguy cơ các biến chứng nặng của cúm, thời gian bị bệnh ngắn hơn người chưa chích ngừa.
  • Đặc biệt, việc chích vắc xin ngừa cúm trước khi mang thai giúp bảo vệ cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ và những tháng đầu sau sinh, bởi thời gian tồn tại của kháng thể “mẹ truyền cho con” có thể kéo dài tới 9-12 tháng
  • Như vậy vắc xin ngừa cúm không những giảm nguy cơ bệnh lý ở thai nhi mà còn bảo vệ cho trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được chích ngừa cúm.

4. Vì sao phải chích ngừa cúm hàng năm?

Virus cúm biến đổi mỗi năm và thành phần vắc xin ngừa cúm được điều chỉnh hằng năm nhằm phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành trên thế giới. Do đó, để “đối phó” với thời điểm virus cúm hoạt động mạnh hàng năm ở nước ta, bạn nên chích ngừa cúm vào tháng 10, 11.

Nếu trong nhà có người lớn tuổi đang mắc các bệnh lý mạn tính, bạn cũng nên khuyên họ chích vacxin ngừa cúm vào những tháng này hàng năm. Các chủng vắc xin cúm cũng thay đổi theo mỗi năm tùy theo dịch tễ. Bác sĩ khám sàng lọc trước khi chích ngừa sẽ tư vấn cho bạn loại vắc xin cúm mới của năm.

Đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, tốt nhất nên chích ngừa vacxin cúm trước khi có thai 3 tháng. Nếu đang có dịch cúm mà chưa kịp chích ngừa cúm trước khi mang thai, vẫn có thể chích ngừa vacxin phòng cúm vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Đối với trẻ em là đối tượng dễ nhiễm virus cúm, Bộ Y tế khuyến cáo nên chích ngừa vacxin phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

5. Chích ngừa vacxin phòng cúm cho người lớn và trẻ em ở đâu tại TP.HCM ?

Vắc xin ngừa cúm hiện chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, do đó để chích ngừa cúm, người dân phải chích ngừa vacxin dịch vụ.

Tại PKĐK – Công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu, các khu vực chức năng được thiết kế và vận hành theo đúng quy trình tiêm chủng 4 bước, gồm: phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm. Người lớn và trẻ em khi đến chích ngừa cúm đều được tư vấn đầy đủ thông tin vắc xin và cách theo dõi, chăm sóc khi ra về.

Để đăng ký chích vacxin ngừa cúm ngay hôm nay, bạn hãy liên hệ ngay số điện thoại tổng đài của PKĐK – Công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể – (028)38652225

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *