Bệnh gout nên kiêng cữ những gì và nên ăn những gì ?

bệnh gout bệnh gút kiêng cữ gì bệnh gout nên ăn gì
bệnh gout bệnh gút kiêng cữ gì bệnh gout nên ăn gì

Bệnh gout (bệnh gút) được biết đến là một bệnh viêm khớp gây ra cơn đau vô cùng khủng khiếp. Bệnh gout bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống, do đó chế độ kiêng cữ luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh gout.

bệnh gout bệnh gút kiêng cữ gì bệnh gout nên ăn gì
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh gout.

Nguyên nhân sâu xa của bệnh gout là sự rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể gây tăng nồng độ acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao (Nam: trên 420 µmol/l (7mg/dl); Nữ: trên 360 µmol/l (6mg/dl)) sẽ kết tủa thành dạng tinh thể (muối urate natri) bám tại các khớp, trong thận,… gây hủy hoại cơ thể dần dần từ bên trong. Cơn đau khủng khiếp của bệnh gout là một biểu hiện đặc trưng của bệnh gout từ giai đoạn bệnh nhẹ.

Để kiểm soát và điều trị bệnh gout, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Sau đây là những điều cần lưu ý về chế độ ăn uống của người bệnh gout.

Bệnh gout nên kiêng cữ những gì?

  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, trà vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.
  • Không uống: rượu, bia, cà phê, trà.
  • Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu: quả chua, dưa chua, cà muối…
  • Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp…
  • Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.
  • Không ăn các loại thực phẩm họ đậu và chế phẩm từ đậu: đậu nành, đậu hà lan, giá đỗ, đậu hũ,…
  • Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như: ngũ cốc, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

Các thực phẩm nên ăn:

  • Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.
  • Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước. Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

5. Lời kết

Nếu Quý vị còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về bệnh gout, xin vui lòng liên hệ chuyên khoa Cơ xương khớp của phòng khám để được tư vấn cụ thể. Hotline: (028) 38652225

Đặc biệt, nếu Quý vị có nhu cầu tầm soát hoặc điều trị bệnh gout, xin vui lòng đăng ký trước để được PGS. TS. BS Vũ Đình Hùng – Chủ tịch Hội Thấp khớp học TP. HCM kiêm phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam trực tiếp thăm khám, điều trị.

Ngườn: Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến / Sức Khỏe Đời Sống

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *