Bệnh gout cần kiêng gì ?

bệnh gout nên kiêng gì
bệnh gout nên kiêng gì

Bệnh gout cần kiêng gì là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất của những người mắc bệnh gout. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.

bệnh gout nên kiêng gì
Người mắc bệnh gout cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purin cao.

Bệnh gout là một bệnh viêm khớp có nguyên nhân do sự rối loạn chuyển hóa purin gây ra. Bên cạnh nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể làm tăng acid uric máu thì cũng có những yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout và tăng nguy cơ đau gout cấp, hình thành các u cục tophi.

1. Về chế độ ăn uống

– Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như:

  • Hải sản các loại.
  • Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
  • Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
  • Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
  • Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: + Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).

– Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:

  • Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
  • Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
  • Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
  • Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

– Về đồ uống:

  • Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,…
  • Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.
  • Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

2. Về chế độ sinh hoạt

  • Không nên để cơ thể bị lạnh: Không tắm khuya, không để nhiệt độ phòng quá lạnh,…
  • Lưu ý không để xảy ra các chấn thương tại các vị trí khớp bàn ngón chân, cổ chân, đầu gối.
  • Không thức khuya.

3. Lời kết

Nếu Quý vị có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh gout, Quý vị vui lòng liên hệ với Tổng đài từ vấn của chuyên khoa ngoại thuộc Phòng khám đa khoa, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu: (028) 22305639 – Tổng đài viên sẽ kết nối Quý bạn đọc tới bác sĩ chuyên khoa ngoại để tư vấn về phương pháp điều trị cũng như giải đáp mọi thắc mắc của Quý bạn đọc.

Nếu Quý vị đang quan tâm tới việc điều trị bệnh gout, Quý vị có thể đặt hẹn khám chữa bệnh qua số điện thoại: (028) 38652225 để được PGS. TS Vũ Đình Hùng – Chủ tịch hội Thấp khớp học TP.HCM, Phó chủ tịch hội Thấp khớp học Việt Nam trực tiếp thăm khám và điều trị.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *