Bệnh gout ăn được thịt gì ?

bệnh gout ăn được thịt gì
bệnh gout ăn được thịt gì

Khi nhắc tới bệnh gout, nhiều người sẽ nghĩ đến những chế độ uống kiêng cữ nghiêm ngặt, đặc biệt là kiễng cữ các loại hải sản và thịt có hàm lượng purin cao. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bệnh gout ăn được những loại thịt gì.

bệnh gout ăn được thịt gì
Người bệnh gout vẫn ăn được thịt nhưng cần lựa chọn đúng loại thực phẩm cho bữa ăn.

1. Bệnh gout có được ăn thịt không?

Bệnh gout thực tế có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa, cụ thể là sự chuyển hóa quá mức purin thành axit uric. Purin là một loại hợp chất hóa học tìm thấy trong đồ uống có cồn (đặc biệt là bia) và trong các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Vì mang tâm lý lo sợ nên một vài người bệnh gout đã ăn kiêng hoàn toàn các loại thức ăn từ động vật khiến cơ thể thiếu chất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

 

Các bác sĩ đã khẳng định người bệnh gout vẫn ăn được thịt nhưng cần lựa chọn đúng loại thực phẩm cho bữa ăn.

2. Người bệnh gout ăn được thịt gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Các thức ăn từ cơ quan nội tạng như gan, thận, não, lòng hay các loại thịt đỏ, bia, hải sản, cá trích, cái thu, sò,… chứa hàm lượng purin cao nhất. Chính vì vậy nên đôi khi người bệnh gout chỉ ăn với một lượng nhỏ cũng gây ra cơn đau buốt ngay sau bữa ăn.

Trong khi đó, các loại thịt trắng như thịt heo, gia cầm, măng tây cung cấp ít chất đạm hơn. Đây là những thực phẩm người bệnh gout có thể sử dụng được. Dưới đây là những loại thịt người mắc bệnh có thể ăn được mà không gây ra các cơn đau gout cấp hay lằm bệnh gout nặng thêm:

  • Các loại thịt từ gia cầm: thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng,…
  • Các loại thịt trắng từ thịt heo
  • Bệnh gout ăn được các loại cá: cá chép, cá trôi, cá trê,…

3. Bệnh gout ăn thịt thế nào để không bị đau?

Để hạn chế các cơn đau xảy ra, bạn nên có kế hoạch điều chỉnh chính bữa ăn hàng ngày. Không chỉ lựa chọn những loại thịt chứa ít chất đạm mà bạn còn nên kết hợp thêm các loại rau xanh và đồ uống để không chỉ khiến bữa ăn ngon hơn mà còn làm hạn chế sự dư thừa của chất đạm. Các loại thực phẩm bạn nên bổ sung hàng ngày như:

  • Nhóm giàu vitamin: quả su su, cải xoăn, đu đủ, ổi,…
  • Nhóm giàu chất xơ: cải xanh, cải bẹ, rau lang, rau muống, lá su su, rau cần…
  • Nhóm làm giảm axit uric, giảm đau hỗ trợ điều trị bệnh gout: dưa chuột, tía tô, cải xanh, bí đao, củ cải,…

4. Lời kết

Nếu Quý vị có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh gout, Quý vị vui lòng liên hệ với Tổng đài từ vấn của chuyên khoa ngoại thuộc Phòng khám đa khoa, công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu: (028) 22305639 – Tổng đài viên sẽ kết nối Quý bạn đọc tới bác sĩ chuyên khoa ngoại để tư vấn về phương pháp điều trị cũng như giải đáp mọi thắc mắc của Quý bạn đọc.

Nếu Quý vị đang quan tâm tới việc điều trị bệnh gout, Quý vị có thể đặt hẹn khám chữa bệnh qua số điện thoại: (028) 38652225 để được PGS. TS Vũ Đình Hùng – Chủ tịch hội Thấp khớp học TP.HCM, Phó chủ tịch hội Thấp khớp học Việt Nam trực tiếp thăm khám và điều trị.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *