Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không ?

ba bau bi cam cum co nguy hiem khong
ba bau bi cam cum co nguy hiem khong

Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không ? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Để giải đáp thắc mắc này, mời Quý vị và chị em theo dõi nội dung dưới đây.

ba bau bi cam cum co nguy hiem khong
Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi.

1. Bệnh cảm cúm ở bà bầu

Cúm là căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm (influenza virus) gây ra. Có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, B, C… trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt, hệ thống miễn dịch suy giảm kết hợp với nguyên nhân khách quan (do thời tiết thay đổi hay môi trường xung quanh) khiến bà bầu dễ mắc cảm cúm.

Cúm là một bệnh truyền nhiễm thường là lành tính. Tuy nhiên, một số chủng virus cúm có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như: Sứt môi, sinh non, đục thuỷ tinh thể hoặc thai chết lưu. Những biến chứng này dễ xảy ra nhất ở thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch hay suy giảm miễn dịch.

Cần phân biệt dấu hiệu cảm lạnh và dấu hiệu cảm cúm khi mang thai để có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng nhất.

2. Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu

Thai phụ có thể mắc phải bệnh cúm quanh năm, đặc biệt vào mùa đông, một số dấu hiệu cảm cúm ở bà bầubao gồm:

  • Đau đầu.
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
  • Viêm họng.
  • Ớn lạnh.
  • Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.
  • Ho khan.
  • Bị sốt.
  • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể.

Các dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thường đến rất nhanh, biểu hiện rõ ràng, có xu hướng nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn từ 1 đến 2 tuần. Nếu thai phụ nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh cúm thì hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không ?

Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi. Khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên, nhưng không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.

Những biến chứng dễ gặp phải nhất chính là gây viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, còn có các biến chứng khác không phổ biến như: Nhiễm trùng máu gây ra giảm huyết áp, viêm tai giữa, viêm não, viêm màng não, viêm nội tâm mạc…

Khi mang thai, nếu thai phụ bị cảm cúm thì điều này cũng sẽ gây nên những nguy cơ sinh sớm cho mẹ hoặc em bé sinh ra có cân nặng thấp hoặc nặng nề hơn là thai lưu hoặc tử vong.

Chính vì thế, ngay khi có những dấu hiệu cảm cúm khi mang thai đầu tiên thì hãy lập tức đến bệnh viện kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Chỉ có bác sĩ mới có đủ chuyên môn và trình độ thăm khám, các phương tiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như mức độ ảnh hưởng tới thai nhi để có những hướng điều trị cụ thể.

4. Bà bầu bị cảm cúm khi mang thai cần làm gì?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

5. Phòng ngừa cúm ở bà bầu

Ngoài việc tiêm phòng cúm khi mang thai, thì các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm bằng các mẹo nhỏ như sau:

  • Tích cực bổ sung các hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Khi đi ra ngoài, bạn cũng nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa phòng bị mưa rất dễ bị cảm.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
  • Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.
  • Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, và cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Hiện nay đã có một số vắc xin phòng cho một số chủng virus cúm. Các đối tượng có nguy cơ cao, hoặc sống trong vùng có dịch cần được tư vấn của bác sĩ để được tiêm vắc xin dự phòng cúm hiệu quả.

Nếu bạn có nhu cầu chích ngừa cảm cúm, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của PKĐK – công ty TNHH Bệnh Viện Thánh Mẫu để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch – (028)38652225

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *