Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua cổ tay, gây ra tê bì tay và cánh tay ở một hay cả hai bên. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây khó khăn trong việc cử động tay và diễn tiến thành hội chứng đau mạn tính toàn thân.
1. Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa (tên khoa học: Carpal tunnel syndrome, trong đó carpal tunnel có nghĩa là cườm tay hay ống cổ tay) viết tắt tiếng Việt: HCOCT. Đây là hội chứng do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay, phần lớn là vô căn, thần kinh giữa bị dây chằng ngang cổ tay chèn ép khi nó đi qua dưới sợi dây chằng này, nó gây ra do chèn ép thần kinh giữa tại cổ tay, làm đau và yếu bàn tay, thần kinh giữa chịu cảm giác ngón cái, ngón chỏ và ngón giữa, và một vài cơ bàn tay.
Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu, nếu chậm chữa trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái, nếu không điều trị có thể dẫn đến teo cơ.
2. Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bắt đầu dần dần mà không có một chấn thương cụ thể nào xảy ra trước đó. Đôi khi các triệu chứng lại xảy ra ban đêm nếu người bệnh ngủ với cổ tay bị cong, gây ra áp lực lên dây thần kinh giữa.
Lúc ban đầu, các triệu chứng chỉ thoáng qua, người bệnh đôi khi không nhận biết được. Chỉ đến khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn hoặc kéo dài trong thời gian dài hơn, họ mới thấy bất thường và đi khám. Lúc này, tình trạng chèn ép trên thần kinh giữa đã thực sự nặng nề.
Thông thường, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm:
- Cảm giác các ngón tay sưng phồng mơ hồ;
- Tê bì tay, ngứa ran, nóng rát và đau đớn, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn;
- Đau hoặc ngứa ran có thể đi lên cẳng tay về phía vai;
- Tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút và có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các động tác mà bình thường vẫn làm tốt như cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách…
- Đánh rơi đồ vật do cảm giác bàn tay tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.
3. Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ và người già có tỷ lệ cao mắc phải bệnh lý này.
Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay bao gồm:
- Di truyền: Đây có thể là một yếu tố quan trọng. Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, do nhìn chung họ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn;
- Sử dụng tay lặp đi lặp lại: Lặp đi lặp lại cùng một chuyển động của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây áp lực lên dây thần kinh;
- Vị trí tay và cổ tay: Thực hiện các hoạt động cần phải uốn cong, gập duỗi quá mức bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh;
- Thai kỳ: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay;
- Các bệnh lý đi kèm: Tổng trạng béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp là những bệnh lý có liên quan đến hội chứng ống cổ tay;
- Sau tổn thương cổ tay: Do viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay, chẳng hạn như trật khớp, gãy xương. Những điều này làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
4. Yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay
Đa số các bệnh nhân đều nhận biết được các biểu hiện của hội chứng ống cổ tay khi làm một số việc thông thường trong đời sống hằng ngày. Cụ thể là các công việc liên quan đến việc lặp lại cùng một chuyển động với cổ tay trong một thời gian dài. Những công việc đó có thể là:
- Công nhân dây chuyền lắp ráp;
- Tài xế lái xe;
- Thợ thủ công;
- Thợ làm bánh;
- Thợ cắt tóc;
- Thu ngân;
- Thư ký, đánh máy;
- Nhạc công.
Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều mâu thuẫn về việc những yếu tố này là yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân trực tiếp của hội chứng ống cổ tay.
Ngay khi có cảm giác ngứa ran, đau hoặc tê ở ngón tay, hội chứng ống cổ tay là điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến. Nắm được các thông tin như trên không chỉ giúp bạn nhận biết bệnh sớm, mà còn định hướng cho bạn tìm kiếm trợ giúp y khoa phù hợp; đồng thời, cần điều chỉnh các hoạt động hằng ngày để cải thiện những triệu chứng khó chịu này.
5. Điều Trị Hội Chứng Ống Cổ Tay
– Điều trị không phẫu thuật
Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường có thể được thuyên giảm mà không cần phẫu thuật. Nếu chẩn đoán của bạn là không chắc chắn hoặc nếu các triệu chứng của bạn là nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị không phẫu thuật đầu tiên. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể bao gồm:
- Giằng hoặc nẹp cố định cổ tay
- Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thay đổi đối thói quen làm việc liên quan tới cổ tay
- Tập các bài tập trượt thần kinh
- Tiêm steroid
– Điều trị phẫu thuật
Quyết định có phẫu thuật hay không dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng – mức độ đau và tê. Trong trường hợp lâu dài bị tê và tê liệt liên tục các cơ ngón tay cái của bạn. Phẫu thuật có thể được khuyến cáo để ngăn ngừa tổn thương không hồi phục.
Có hai kỹ thuật phẫu thuật khác nhau để làm điều này là: Mổ mở giải phóng ống cổ tay và Nội soi đường hầm cổ tay.
Mục đích của cả hai là giảm áp lực lên dây thần kinh giữa của bạn bằng cách cắt dây chằng phía trên của đường hầm. Điều này làm tăng kích thước của đường hầm và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.
Nguồn tham khảo:
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
- webmd.com