Mùa mưa – Mùa của sốt xuất huyết

mua mua mua sot xuat huyet xet nghiem sot xuat huyet
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa.

Sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm xảy ra quanh năm, tuy nhiên, bệnh tăng mạnh vào mùa mưa. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh sốt xuát huyết có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

mua mua mua sot xuat huyet xet nghiem sot xuat huyet
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa.

Sơ lược về bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Bệnh truyền từ người sang người chủ yếu là do muỗi đốt. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp D1, D2, D3, D4. Khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp virus đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng tất cả các tuýp virus khác. Vì vậy, về lý thuyết một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần.

Bệnh sốt xuất huyết được chia ra làm 3 loại: sốt xuất huyết thể nhẹ, sốt xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue). Ở mỗi loại, triệu chứng của bệnh cũng tăng dần theo từng cấp độ.

  • Trong 2-3 ngày đầu: Bệnh nhân sốt cao liên tục, khó hạ sốt, đau đầu, đau mỏi người… Lúc này triệu chứng sốt xuất huyết dengue giống như các sốt do virus khác và chỉ phân biệt được bằng xét nghiệm. Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, mức độ sốt cao hay thấp tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể mạnh hay yếu, nhiệt độ vượt quá 37.5 độ C là bị sốt, do đó một số bệnh nhân sốt xuất huyết có thể chỉ sốt nhẹ nên không để ý.
  • Từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Bệnh nhân bắt đầu lui sốt nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, có thể gây sốt xuất huyết nổi mẩn đỏ ở các mức độ khác nhau. Một số bệnh nhân bắt đầu có các chảy máu bất thường do giảm tiểu cầu: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, kinh nguyệt nhiều bất thường, nôn ra máu hay đi ngoài phân đen…
  • Từ ngày thứ 7: Các triệu chứng trên sẽ hồi phục, bệnh nhân có thể xuất hiện các nốt ban trên da và ngứa. Triệu chứng ngứa có thể tồn tại một vài ngày.

Vào mùa mưa, muỗi truyền bệnh SXH (muỗi vằn) có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 – 11 do nhiệt độ, môi trường, độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của chúng. Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì dịch SXH thường phát triển theo chu kỳ, cứ 3 năm lại có một lần dịch bùng phát.

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ màn, tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi. Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu cần nhập viện.

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể gây nên các biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, suy gan cấp. suy thận cấp, rối loạn tri giác (xuất huyết thể não), viêm cơ tim, suy tim… Bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh sốt xuất huyết ngày nay được xem là bệnh nguy hiểm vì vừa mang tính cấp tính vừa mang tính truyền nhiễm (bệnh dịch).

Trước đây, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là bệnh của trẻ em, bởi vì 90% các trường hợp mắc sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi và thường mang tính chu kỳ. Tuy vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, không những ở trẻ em mà người lớn cũng mắc, với tỷ lệ gần tương đương nhau. Đặc biệt, bệnh không diễn tiến theo chu kỳ, gần như số ca mắc ngày càng tăng và diễn tiến theo chiều hướng phức tạp.

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết còn có lý do là diễn biến lâm sàng của bệnh rất phức tạp, nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt trong những ngày đầu của bệnh. Một số trường hợp bị xuất huyết dưới da không điển hình rất dễ nhầm với sốt phát ban hoặc có trường hợp trẻ sốt 5 ngày không có biểu hiện gì đáng kể, nhưng vài ngày sau đó thấy chảy máu trong hoặc men gan tăng rất cao (chứng tỏ tế bào gan bị hủy hoại nhiều) hoặc viêm cơ tim cấp…

Làm thế nào để biết mình có bị nhiễm virus Dengue hay không?

Để biết mình có bị sốt xuất huyết hay không, bạn cần làm các xét nghiệm máu sau:

  • Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh
  • Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi

Lời kết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng tránh bị muỗi đốt.

Nếu bạn nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết có thể đến khám, xét nghiệm, theo dõi điều trị tại Phòng khám đa khoa Thánh Mẫu. Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: (028)38652225

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *