Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?

thoái hóa khớp gối ăn gì tốt - thoai hoa khop goi an gi tot
thoái hóa khớp gối ăn gì tốt - thoai hoa khop goi an gi tot

Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến sự cải thiện của thoái hóa khớp gối. Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao thì người bệnh thoái hóa khớp gối cũng cần bổ sung cũng như hạn chế một số loại thực phẩm sau.

thoái hóa khớp gối ăn gì tốt - thoai hoa khop goi an gi tot
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với bệnh thoái hóa khớp gối

Nhắc lại về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. Thường gặp nhất là tình trạng thoái hóa khớp gối do vị trí khớp này luôn phải chịu áp lực để cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.

Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời khi không thể đi lại được.

Thoái hóa khớp gối ăn gì tốt ?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn uống kém có thể làm tăng tình trạng thoái hóa do làm tăng enzyme phá hủy collagen và các protein có tác dụng duy trì mô. Do đó, người thoái hóa khớp gối nên ăn những thứ cung cấp các axit béo thiết yếu, chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau và giúp mô khỏe mạnh và hình thành xương.

Các loại thực phẩm người thoái hóa khớp gối nên bô sung trong thực đơn hàng ngày:

  • Rau tươi (tất cả các loại).
  • Trái cây ăn mỗi ngày đem lại lợi ích tốt cho hầu hết mọi người.
  • Các loại thảo mộc, gia vị và trà: Nghệ, gừng, húng quế, húng tây,… cộng với trà xanh và cà phê hữu cơ điều độ cũng đem lại lợi ích không nhỏ.
  • Thực phẩm probiotics như sữa chua, sữa chua uống,…
  • Cá tự nhiên, trứng và thịt được nuôi hữu cơ: Chứa hàm lượng acid béo omega-3 và vitamin D cao hơn so với các giống nuôi thường. Các nguồn protein, chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, selen và vitamin B, vitamin D đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp, vì vậy việc bổ sung thêm sữa tươi là điều vô cùng hữu ích.
  • Chất béo lành mạnh như bơ thực vật, dầu dừa, dầu ôliu nguyên chất, các loại hạt.
  • Các loại ngũ cốc và các loại đậu nguyên chất chưa qua tinh chế.
  • Nước xương: Chứa collagen giúp duy trì các khớp khỏe mạnh. Lưu ý: Nếu người bệnh đang bị bệnh gout (bệnh gút) thì cần hạn chế thực phẩm này.

Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?

Mặc dù không có chế độ ăn uống có thể chữa khỏi thoái hóa khớp gối hoàn toàn, nhưng tránh 8 loại thực phẩm gây viêm đau và giảm bảo vệ tự nhiên của cơ thể sẽ giúp cải thiện bệnh rõ rệt.

– Thực phẩm chiên

Thực phẩm chiên, bao gồm thịt chiên và khoai tây chiên, không được khuyến cáo cho những người bị thoái hóa khớp gối.

  • Loại bỏ các loại thực phẩm chiên giúp giảm viêm khớp trong khi tăng hiệu quả phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
  • Thay thế các loại thực phẩm chiên với trái cây tươi và rau nấu chín hoặc chưa nấu chín.

– Thịt đỏ

Thịt đỏ cung cấp protein cho cơ thể, nhưng hầu hết người lớn không cần thịt đỏ để có được lượng protein được khuyến cáo hàng ngày.

  • Những người bị viêm khớp nên lựa chọn các loại thực phẩm ít béo, như cá, đậu và các loại hạt.
  • Khi nấu thịt, tránh chiên hoặc nướng.

– Đường và carbohydrate

  • Một chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate làm tăng sản phẩm cuối cùng của glycation tiên tiến trong cơ thể và làm tổn thương các protein trong cơ thể của bạn và gây viêm.

– Chất bảo quản

Chất bảo quản có nhiều trong đồ hộp, đồ ăn sẵn sẽ tác động xấu lên tình trạng thoái hóa khớp gối.

  • Chúng phục vụ để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, nhưng có thể làm tăng đau và viêm ở các khớp.
  • Những người mắc bệnh viêm khớp nên luôn cảnh giác với những gì có trên kệ hàng hóa.

– Rượu

  • Việc tiêu thụ rượu với số lượng lớn là rất có hại cho những người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp hoặc bệnh gút.
  • Tiêu thụ rượu trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về khớp, bao gồm viêm khớp, đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.

– Dầu ngô, dầu cọ

  • Việc sử dụng các loại dầu này trong nấu ăn có thể làm tăng đáng kể tình trạng viêm ở các khớp vì hàm lượng axit béo omega-6 cao.
  • Để chống lại tác động của dầu ngô, thay thế bằng dầu cá. Omega-3 có tác dụng ngược lại và có thể giảm đau do viêm khớp dạng thấp.

– Thuốc lá

  • Tránh hút thuốc. Thuốc lá sẽ kích hoạt một số loại viêm khớp, gây ra sự suy giảm trầm trọng hơn cho người hút thuốc đã bị thoái hóa khớp.

– Tiêu thụ quá nhiều muối

Thật khó để biết chính xác lượng muối trong thực phẩm bạn mua ở siêu thị. Người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp nên cảnh giác.

  • Muối có thể làm tăng viêm khớp, do đó dẫn đến đau lớn hơn.
  • Hãy thận trọng vì nhiều công ty đang gia tăng hàm lượng muối trong các sản phẩm của họ để kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm.
  • Chủ động kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý:

Người thoái hóa khớp gối cũng cần lưu ý: bên cạnh chế độ ăn uống cũng cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, tránh thừa cân. Vì thừa cân sẽ làm tăng gánh nặng lên khớp gối. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung thêm nhiều bài tập thể dục phù hợp với trọng lượng cơ thể và mức độ tổn thương của khớp gối./.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn (Hội Nội Khoa Việt Nam)

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *